Tác dụng miễn dịch và kháng khuẩn của vitamine C

Bs.Trần Thị Minh Thịnh -

Vào những năm 1920, vitamin C lần đầu tiên được xác định bởi người đoạt giải Nobel Albert Szent-Györgyi từ Đại học Szeged ở Hungary, người đã làm sáng tỏ vai trò của yếu tố vitamin C để điều trị và phòng ngừa bệnh Scurvy do thiếu vitamin C.

 Vitamine C là một vi chất dinh dưỡng rất quan trọng vì tham gia vào tất cả phản ứng trao đổi chất của cơ thể. Cơ thể con người không thể tự tổng hợp được vitamin C, chính vì vậy phải nhờ vào lượng thức ăn đưa vào.

Vitamin C hay còn được gọi là axit ascorbic là một loại vitamin thiết yếu cho cơ thể con người, có tác dụng như một chất chống oxy hóa, kiểm soát huyết áp, chống viêm và tái tạo collagen. Vitamin C thường an toàn khi dùng ngay cả ở liều lượng cao. Tuy nhiên, một số người đôi khi có thể gặp tác dụng phụ nhẹ, chẳng hạn như các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa.

vitminCc

Vitamin C là một chất chống ôxy hóa rất mạnh, hỗ trợ hệ miễn dịch công kích vi khuẩn và virus. Sự nhiễm trùng cấp tính làm suy giảm lượng Vitamin C trong các bạch cầu, nhất là Lymphocyte, dẫn đến thiếu hụt Vitamin C. Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa trong môi trường nước của cơ thể – cả nội bào lẫn ngoại bào.

Trong đường tiêu hóa, vitamin C đóng vai trò quan trọng, vai trò là vi chất dinh dưỡng thiết yếu và chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào ruột khỏi các kích thích viêm. Tuy nhiên, trong niêm mạc của bệnh nhân bị viêm ruột mạn tính (IBD) như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, nồng độ vitamin C ở niêm mạc là giảm mạnh. Ngoài ra, trong một nghiên cứu nhỏ, lợi ích vitamin C tiêm tĩnh mạch liều cao như một lựa chọn điều trị bổ trợ của ung thư đại trực tràng. Do đó, vitamin C đã được chứng minh là thể hiện hoạt động điều hòa miễn dịch mạnh trong quá trình bệnh lý viêm đường tiêu hóa khác biệt.

Vitamine C là một chất tan trong nước mạnh chất chống oxy hóa, vitamin C có thể trung hòa các chất oxy hóa phản ứng và cũng tái tạo các chất chống oxy hóa tế bào và màng như glutathione và vitamin E.

Đặc tính kháng khuẩn và miễn dịch của Vitamin C

Ngay từ những năm 1930, vitamin C đã được biết đến với tác dụng kháng khuẩn chống lại Mycobacterium tuberculosis, tác nhân truyền nhiễm của bệnh lao ở người.

Vitamin C có thể làm tăng khả năng miễn dịch bằng cách giúp các tế bào bạch cầu hoạt động hiệu quả hơn, tăng cường hệ thống phòng thủ của da và giúp vết thương lành nhanh hơn.

Vitamin C có liên quan đến nhiều bộ phận của hệ miễn dịch:

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dùng vitamin C có thể rút ngắn thời gian lành vết thương. Hơn nữa, hàm lượng vitamin C mức thấp có liên quan đến giảm sức đề kháng. Ví dụ, những người bị viêm phổi có hàm lượng thấp hơn người bình thường, và bổ sung vitamin C đã được chứng minh là rút ngắn thời gian hồi phục.

Tác dụng chống vi khuẩn Helicobacter của Vitamin C: Trong một nghiên cứu in vitro, 10 đến 20 mg vitamin C mỗi ml có thể ức chế hiệu quả sự tăng trưởng của Helicobacter pylori trong điều kiện vi kỵ khí, trong môi trường hiếu khí, vitamin C nồng độ 2mg-20mg/ml ức chế sự sống sót của H. pylori. Những quan sát này có thể được giải thích bởi đặc tính chống oxy hóa của vitamin C. Một số nghiên cứu lâm sàng báo cáo diệt H. pylori hiệu quả hơn khi dùng vitamin C.

Tác dụng chống virut, chống ký sinh trùng và chống nấm của Vitamin C: Vitamin C còn giúp cơ thể tạo ra interferon, một loại protein ngăn không cho virus phát triển trong cơ thể, tăng cường glutathione, giúp tăng cường chức năng thải độc và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Lưu ý.

Tuy tốt cho cơ thể nhưng chúng ta không nên lạm dụng Vitamin C. Nếu dùng liều cao lâu ngày, có thể tạo sỏi oxalat (do dehydroascorbic chuyển thành acid oxalic), hoặc sỏi thận urat, đi lỏng, rối loạn tiêu hóa, giảm độ bền hồng cầu.

Dùng vitamin C liều cao, kéo dài ở thai phụ gây tăng nhu cầu bất thường về vitamin C ở thai dẫn đến bệnh scorbut sớm ở trẻ sơ sinh (vì vitamin C qua rau thai).

Bảng khuyến cáo nhu cầu vitamin C nên bổ sung hằng ngày và lượng vitamin C tối đa cho phép trong 1 ngày:

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Hàm lượng vitamin C có trong thực phẩm:

Tài liệu tham khảo:

  1. Soraya MousaviStefan Bereswill, and Markus M.Heimesaat (2019), Immunomodulatory and Antimicrobial Effects of Vitamin C, Eur J Microbiol Immunol (Bp).
  2. Jennifer Berry (2019), What are the best foods for vitamin C?, Medical News Today.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 12 Tháng 3 2020 18:09