Bị vảy nến nên ăn gì? Kiêng gì để kiểm soát bệnh hiệu quả

 

Bị bệnh vảy nến nên ăn gì và kiêng ăn gì chắc chắn là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Vẩy nến tuy là bệnh lành tính nhưng nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh, quan trọng hơn, chế độ ăn uống có tác động trực tiếp tới triệu chứng của nó.

Ngoài việc điều trị thì người bệnh vẩy nến cần có một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Vì vậy hôm nay chúng tôi làm chuyên đề “Bị bệnh vảy nến nên ăn gì, kiêng gì để kìm hãm bệnh?”, nếu các bạn đang chật vật với căn bệnh này, thì đừng bỏ qua bài viết này.

 

 

⊕ Nguyên nhân của bệnh vẩy nến:

Bệnh vẩy nến là một bệnh mãn tính, có chu kỳ có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Hiện nay khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể nào gây ra bệnh, tuy nhiên bệnh vẩy nến có tính di truyền và một phần do cơ địa người bệnh yếu, hệ miễn dịch kém. Tuy nhiên, một số tác động bên ngoài cũng có thể gây ra bệnh như hút nhiều thuốc lá, stress, nghiện rượu bia, rối loạn nội tiết, khí hậu, môi trường,….

 

⊕ Nhận diện bệnh vẩy nến:

Thông thường bệnh vẩy nến có biểu hiện phổ biến là xuất hiện những mảng đỏ, có kích thước khác nhau, hơi gồ lên trên bề mặt da, cứng và có ranh giới rõ ràng với các vùng da lân cận.

Khi giới hạn của vùng da bệnh chưa rõ ràng thì bệnh vẩy nến dễ bị nhầm lẫn thành bệnh chàm, bệnh nấm da,…nên có biện pháp điều trị chưa đúng. Trường hợp bệnh nặng, những mảng đỏ có thể lan ra một vùng da rộng và xuất hiện các vảy da, khi người bệnh gãi hay cạo lớp da đó thì nó sẽ bong ra như vẩy gàu.

Vảy nến hiện chưa có thuốc đặc trị, chỉ có phương pháp làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa bệnh phát triển. Do đó, ngoài việc kiên trì sử dụng thuốc, người bệnh cần có thói quen sinh hoạt hợp lý, đặc biệt cần phải xây dựng một chế độ ăn uống chuẩn.

 

>> Tìm hiểu thêm về bệnh vẩy nến tại đây: https://vhea.org.vn/benh-vay-nen-1032.html

Bệnh vẩy nến nên ăn gì?

Bệnh vẩy nến là một bệnh khá lành tính, ảnh hưởng đến 2% dân số châu Á, bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nó làm người bệnh không tự tin, ảnh hưởng tâm lý và thẩm mỹ.

 

Nếu người bệnh xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, đôi khi tác dụng còn có hiệu quả chữa bệnh cao hơn hơn việc điều trị bằng thuốc. Dường như không phải ai cũng quan tâm về việc khắc phục bệnh bằng việc bổ sung các thực phẩm có lợi và kháng bệnh. Tuy không phải là thuốc, nhưng chế độ ăn uống lại ảnh hưởng rất nhiều trong việc phục hồi tổn thương, hư tổn tế bào do bệnh vẩy nến gây ra.

 

Do đó, tầm quan trọng của việc ăn uống trong điều trị và khắc phục bệnh vẩy nến là rất quan trọng, dưới đây chúng tôi sẽ liệt kệ một số loại thức ăn mà bạn có thể lựa chọn đế hỗ trợ “đánh đuổi” bệnh vẩy nến.

1. Nhóm thực phẩm chống oxy hóa

Trong cơ thể người luôn tồn tại hai nhóm là chất chống oxy (antioxidants) hóa đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể, cũng như kéo dài quá trình lão hóa da, và nhóm các gốc tự do (free radicals) thường mang lại nguy cơ bệnh tật, lão hóa,….

 

Người bệnh vẩy nến nên ăn nhiều nhóm thực phẩm chống oxy hóa, làm hạn chế da chết, bong tróc và bệnh vẩy nến sẽ được cải thiện đáng kể.

 

Và điều dĩ nhiên là chúng ta mong muốn tăng nhóm chống oxy hóa và giảm thiểu các gốc tự do. Khi các chất chống oxy hóa trong cơ thể thấp hơn các gốc tự do thì quá trình oxy hóa sẽ tàn phá cơ thể, sẽ làm các tế bào cơ thể bị tổn thương hoặc đột biến, kích hoạt các gen gây hại và làm hệ miễn dịch bị quá tải.

 

Đối với bệnh vẩy nến thì quá trình oxy hóa ở da diễn ra nhanh hơn gấp mấy lần người bình thường, do vậy người bệnh vẩy nến được khuyến cáo nên ăn nhiều nhóm thực phẩm chống oxy hóa, làm hạn chế da chết, bong tróc và bệnh vẩy nến sẽ được cải thiện đáng kể.

 

Một số chất chống oxy hóa được cơ thể tự sản sinh ra, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể hổ trợ cơ thể bằng cách dung nạp nhiều sản phẩm giàu chất oxy hóa. Hầu hết các loại trái cây, rau và thảo mộc đều có ít nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm các dạng như vitamin E, vitamin C, lutein và lycopene.

Các loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa như: rau mùi, húng tây, xạ hương, rau bina, bắp cải đỏ, cải xoăn, nấm đông cô, xà lách, bưởi, lê, dứa, dưa hấu, kiwi, anh đào, chery, cà chua,… và một số loại thịt như cá hồi, thịt gà, thịt cừu, cua,…

2. Các loại cá biển tốt cho bệnh vảy nến

Theo nhiều chuyên gia da liễu hàng đầu thì cá biển rất tốt cho bệnh nhân vảy nến. Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, cá biển còn chứa các loại chất béo chưa bão hòa, có lợi cho các hoạt động màng tế bào trong cơ thể người.

Cá biển chứa nhiều chất béo bão hòa rất tốt cho bệnh nhân vẩy nến

Ăn nhiều cá biển giúp giảm đáng kể lượng chất béo no trong cơ thể, tăng lượng chất béo tốt vì vậy cá biển rất tốt cho người có bệnh về tim mạch, rối loạn lipit máu,….Ngoài ra cá biển giàu omega – 3 có tác dung ức chế chất sinh viêm trong các bệnh như bệnh vẩy nến, nhờ đó giảm triệu chứng sưng viêm, giảm dấu hiệu bệnh.

 

Một số loại cá mà bệnh nhân vẩy nến nên ăn như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá basa, cá trích,… Có thể thay đổi nhiều cách chế biến như chiên, hấp, kho hay nấu canh để chống ngáy và ngon kích thích vị giác.

3. Nhóm thực phẩm giàu vitamin

Vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, trong đó vitamin đóng vai trò giúp cơ thể chuyển hóa hấp thu giúp cho mọi hoạt động của cơ thể diễn ra thuận lợi. Nếu thiếu vitamin da sẽ rất yếu, dễ bị thoái hóa gặp các vấn đề như sướt da, khô da, bong da gây nên bệnh vẩy nến.

 

Tùy theo từng loại vitamin mà sẽ có công dụng khác nhau trong việc chống lại bệnh vẩy nến, tuy nhiên nhiệm vụ chung của nhóm vitamin này là điều tiết lượng canxi trong cơ thể để giảm thiểu tối đa sự hoành hành của bệnh vẩy nến làm bong tróc các lớp biểu bì da.

Nếu canxi đi vào cơ thể mà không đi hết vào xương sẽ tích tụ ở dưới da, bám trên thành da, mạch da và các tế bào mô mềm, thậm chí là bên dưới mí mắt. Lượng canxi tích tụ này sẽ gây ra các lớp sừng, vảy đè chồng lên nhau, nếu không khắc phục kịp thời làm cho tình trạng này nặng hơn, thời gian dài hình thành bệnh vẩy nến.

 

Một số loại vitamin cần thiết cho người bệnh vảy nến:

♦ Vitamin D3 có nhiều trong ngũ cốc dinh dưỡng, thịt gà,…Vitamin D3 sẽ hút lượng canxi thừa ở các tế bào mô mềm như dưới da, hỗ trợ điều trị các tổn thương do bệnh vẩy nến gây ra.

♦ Vitamin K2 là thành phần không thể thiếu trong việc điều trị bệnh vẩy nến, có thể nói vitamin K2 và D3 là đôi bạn thân không thể tách rời trong việc điều trị bênh vẩy nến, vitamin K2 có nhiệm vụ dẫn dắt, đưa canxi về những nơi mà chúng nên đến ví dụ như xương và răng.

Tuy nhiên vitamin K2 khó tìm thấy trong thức ăn mà người bệnh cần phải bổ sung qua đường uống vitamin. Loại thức ăn duy nhất giàu vitamin K2 là món đậu Natto, một món đậu lên men của người Nhật. Tuy nhiên, món đậu lên men này có một mùi vị rất khó tả thậm chí là “kinh dị” và chất nhầy nhụa bên ngoài của nó làm rấ nhiều người “chùng bước”. Tuy vậy, nó vẫn được tính là “thần dược” của bệnh vẩy nến.

♦ Vitamin A, có vai trò giữ cho da luôn mềm mại, bề mặt da khỏe mạnh, giúp da tăng trưởng nhanh. Một số loại thức ăn chứa nhiều vitamin A là những loại quả có màu vàng như cam, cà rốt, bí đỏ, khoai lang, cà chua,…

♦ Vitamin E, nói đến vitamin tốt cho da thì không thể quên vitamin E đi được. Một số loại thực phẩm chứ nhiều vitamin E như dầu thực vật, dầu cá, dầu oliu, bắp, ngô, vừng, hạnh nhân,….Tác dụng của vitamin E là ngăn ngừa lão hóa da và chống oxy hóa, đóng vai trò vô cùng đặc biệt với làn da giúp da khỏe mạnh, hồng hào.

♦ Vitamin C có tác dụng tốt trong việc bảo vệ làn da, cáu trúc xương, làm lành vết thương, tăng sức đề kháng cho da, hấp thu canxi, photpho rất tốt. Một số thực phầm nhiều vitamin C như bưởi, cam, chanh, nho, cà chua,…

4. Nhóm thực phẩm giàu khoáng chất Magiesium

Các nhà khoa học gọi magie là chất làm mát, làm mới và thúc đẩy giấc ngủ. Magie giúp còn người giữ được bình tĩnh, giúp thần kinh thư giãn và cân bằng, nó cần thiết cho tất cả các hoạt động cơ bắp. Nó còn tham gia vào việc sản xuất chất chống oxy hóa là ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol xấu và hấp thụ canxi tích tụ dưới da, giảm tình trạng bệnh vẩy nến công hiệu.

 

Mỗi ngày bệnh nhân vẩy nến có thể bổ sung magie qua thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng để hổ trợ điều trị bệnh vảy nến. Các loại thức ăn giàu magie là gạo, lúa mỳ, yến mạch, rau mùi, bạc hà, hẹ, cacao, chocolate, hạt mè, hạt hướng dương, hạt điều,….

 

Trên đây là một vài nhóm thực phẩm cũng như các loại thức ăn mà người bệnh vẩy nến cần bổ sung trong thực đơn hàng ngày. Tuy nên có thực phẩm tích cực thì cũng có thực phẩm tiêu cực cho bệnh vẩy nến. Dưới đây là một vài loại thực phẩm mà người bệnh vẩy nến nên tránh để không làm tình trạng bệnh thêm tồi tệ.

>> Tham khảo thêm: Các loại thuốc điều trị vẩy nến mới nhất của thế giới

Bệnh vẩy nến cần kiêng ăn gì?

Người mắc bệnh vẩy nến cần thận trọng với các món ăn gây dị ứng nhất là các món ăn nhiều protein và tanh, cũng như giảm thiểu tối da các chất kích thích và tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại.

 

Nhóm thực phẩm người bện vậy nến nên tránh như thịt đỏ, giấm, bia rượu,…

Một số thức ăn mà người bệnh vẩy nến nên tránh như:

Một số thực phẩm khác mà người bệnh vẩy nến cũng không nên ăn như đồ ăn vặt, khoai tây chiên, phomat, xúc xích,…

Trên đây là một vài lưu ý về loại thức ăn nên và không nên dành riêng cho người bệnh vẩy nến, tuy nhiên người bệnh cũng cần giữ tâm trạng thoải mái, tránh stress, hoặc kỳ cọ da quá mạnh.

Chúc bạn sức khỏe, và nhanh lành bệnh.

 

Nguồn: https://vcep.vn/


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 15:57