Laser nội mạch điều trị suy dãn tĩnh mạch 2 chi dưới

Bs Nguyễn Quốc Việt - Khoa Ngoại TN-LN

ĐẠI CƯƠNG

Tĩnh mạch là hệ thống mạch máu có chức năng  mang máu nghèo oxy từ ngoại vi về tim (trừ hệ thống tĩnh mạch phổi). Trong lòng những tĩnh mạch có vị trí thấp hơn tim, sẽ có các van một chiều nhằm mục đích không cho dòng máu chảy ngược do áp lực thủy tĩnh. Nếu vì lý do gì đó mà các van tĩnh mạch không hoạt động tốt (bị hỏng hoặc bị rò rỉ), máu không chảy được về tim sẽ gây ra tình trạng máu bị ứ lại dẫn tới dãn thành mạch được gọi là trào ngược hoặc suy tĩnh mạch.

laser animation

Chức năng tĩnh mạch chi dưới:

Hồi lưu máu tĩnh mạch chi dưới về tim theo các con đường sau:

Các yếu tố đảm bảo quá trình hồi lưu máu tĩnh mạch:

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

SINH LÝ BỆNH:

Sự ứ đọng tĩnh mạch  => quá tải mao mạch tĩnh mạch => đóng cơ thắt tiền đình mao mạch, giảm thải chất cặn bã (tăng CO2 mô, tăng chất cặn bã), tăng tính thấm mao mạch, tăng lưu lượng => phù, toan quá máu, tăng kết dính bạch cầu, kết tụ hồng cầu, tiểu cầu => viêm => phóng thích các chất trung gian (histamine, serotonin, bradykinin, prostaglandin) => đau, cảm giác nặng chân, nóng, dị cảm. 

laser1

TRIỆU CHỨNG

Bệnh nhân thường không có triệu chứng hay triệu chứng nhẹ trong trường hợp giãn tĩnh mạch trong da, giãn tĩnh mạch dạng lưới hay giãn nhẹ thân tĩnh mạch. Vấn đề chủ yếu là thẫm mỹ.

Cảm giác đau, nặng chân nhất là về chiều, tê, nóng rát, ngứa.

Phù chân nhẹ, thường là ở vùng cổ chân, nặng dần về chiều, sau một ngày làm việc, giảm khi nằm kê chân cao, tiếp xúc với lạnh hoặc mang vớ thun băng ép.

Một số triệu chứng khác có thể liên quan đến suy tĩnh mạch mạn tính như vọp bẻ vào ban đêm, cảm giác mỏi chân, chân không “ngơi nghỉ”.

TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

Tiến triển: theo 2 giai đoạn

laser2

Biến chứng:

Trên mạch máu:

laser3

Trên da:

laser4

ĐIỀU TRỊ

Nội khoa:

laser5

Ngoại khoa:

Phẫu thuật:

Năm 1860, Friedrich Von Trendelenbourg giới thiệu phương pháp phẫu thuật rạch da đường ngang phía trên đùi và cột bỏ tĩnh mạch hiển lớn. Sau đó, Charles Mayo thực hiện đường rạch da dài từ bẹn đến ngay trên gối để cắt bỏ tĩnh mạch hiển. Đầu thế kỉ 20, Mayo và Keller trình bày kỹ thuật lột bỏ tĩnh mạch hiển bằng cách sử dụng dây rút tĩnh mạch gọi phương pháp Stripping và được áp dụng rộng rãi từ 1950 cho đến ngày nay. Tiếp đó, năm 1962, Robert Müller đề xướng phương pháp dùng những móc chuyên dụng để lấy bỏ các nhánh tĩnh mạch giãn qua những đường rạch da siêu nhỏ (microplebectomy) và được sử dụng tới nay với tên gọi là phương pháp Muller. Nhìn chung, phương pháp phẫu thuật cho kết quả tốt. Tuy nhiên, phương pháp vô cảm thường phải tê tủy sống hoặc gây mê toàn thân, hạn chế vận động của bệnh nhân, thời gian hồi phục để lao động kéo dài, có tỉ lệ nhiễm trùng vết mổ, đau và dị cảm sau mổ cao.

laser6

Can thiệp nội mạch:

- Phương pháp chích xơ: Nguyên lý của phương pháp chích xơ là chích chất gây xơ hoá vào lòng mạch sẽ làm tan lớp màng fibrinogen bảo vệ nội mạc làm phá hỏng lớp nội mạc. Fibrin lắng đọng trong và xung quanh thân tĩnh mạch tạo ra phản ứng viêm gây xơ hóa tĩnh mạch trong vòng khoảng 6 tháng và làm nghẽn mạch. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng cho những trường hợp tĩnh mạch giãn có đường kính nhỏ. Các biến chứng có thể gặp là: phản ứng dị ứng, thuyên tắc xa, hoại tử mô nếu chất tạo xơ thoát ra ngoài lòng mạch, thay đổi sắc tố da và tỷ lệ tái phát cao.

-Phương pháp can thiệp nội tĩnh mạch bằng nhiệt cao tần: Nguyên lý của phương pháp này là tác dụng nhiệt trực tiếp lên thành tĩnh mạch (850C) để làm teo và xơ hoá lòng tĩnh mạch. Hiệu quả của phương pháp này khá cao, khoảng 97%. Tuy nhiên, phương pháp chỉ tác dụng tốt với những tĩnh mạch có đường kính ≤ 12mm.

- Phương pháp laser nội tĩnh mạch : Nguyên lý của phương pháp này là dùng năng lượng của ánh sáng laser để biến đổi thành nhiệt thông qua sự hấp thụ của Hemoglobin trong máu để tác động lên thành tĩnh mạch. Phương pháp này áp dụng được cho hầu hết mọi đường kính tĩnh mạch nhưng tốt nhất là ≤ 20mm. Laser nội tĩnh mạch cũng cho kết quả thành công cao, khoảng 97 – 98% và ít tai biến.

ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP LASER NỘI TĨNH MẠCH

Chỉ định:

laser7

Chống chỉ định:

Kỹ thuật thực hiện:

laser8

laser9

laser10

laser11

CHĂM SÓC HẬU PHẪU

Sau thủ thuật, bệnh nhân  được quấn băng thun ép hoặc mang vớ tĩnh mạch trong vòng 5 ngày. Bệnh nhân có thể xuất viện sau 2 giờ và được theo dõi sau điều trị 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng để đánh giá hiệu quả điều trị.

Ngoài ra, để tránh tình trạng bầm, sưng sau thủ thuật, người bệnh cũng được khuyên không nên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, kê chân cao khi nằm, dùng thêm thuốc kháng viêm và uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG

LỢI ÍCH CỦA PHƯƠNG PHÁP


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 06 Tháng 10 2016 19:26