Nội soi mật tụy ngược dòng – ứng dụng điều trị đối với các bệnh lý đường mật tụy

Bs Dương Chí Lực

Nội soi mật tụy ngược dòng hay còn gọi tắt là ERCP (Endoscopic Retrograde Cholangio Pancreatography) là một kỹ thuật chuyên biệt sử dụng ống nội soi mềm đưa qua thực quản, dạ dày đến đoạn DII của tá tràng để quan sát và đánh giá hình dạng của đường mật tụy với sự kết hợp của XQ. Qua đó có thể can thiệp điều trị khi có chỉ định.

1. Lịch sử

 Có thể xem người đặt nền móng đầu tiên cho kỹ thuật ERCP là bác sỹ Lee Gillette khi ông sử dụng ống nội soi cứng báng gấp để soi đến tá tràng vào năm 1945, sau đó đưa catheter vào nhú tá lớn để chụp hình đường mật và đã thấy được sỏi. Nhưng mãi đến năm 1968, William S. McCune cùng cộng sự tại Đại học George Washington đã đặt phát triển kỹ thuật này và kết hợp với Quang tuyến để chụp được hình đường mật tụy. Từ đó, kỹ thuật này được chú ý nhiều hơn và cho đến năm 1973,1974 Bác sĩ Kawai (Nhật), Bác sĩ Classen và Demling (Đức) đã ứng dụng cắt cơ vòng Oddi qua ERCP, sau đó là cũng đã thực hiện thành công kỹ thuật nãy đã mở ra một bước ngoặc mới trong điều trị các bệnh lý đường mật tụy. Đến năm 1978, ERCP được ứng dụng để lấy sỏi còn sót sau phẫu thuật, hoặc các trường hợp người bệnh già yếu, có nhiều nguy cơ trong phẫu thuật. Sau đó, trong một thời gian chứng minh được vai trò của ERCP, kỹ thuật này được áp dụng để điều trị các bệnh lý sỏi đường mật ngay từ đầu.

ERCP1

Ở Việt Nam, ERCP được áp dụng đầu tiên năm 1993 tại Bệnh viện Bình Dân – TP Hồ Chí Minh, sau đó được áp dụng ở các bệnh viện khác như Chợ Rẫy, Bạch Mai, Việt Đức, BV TW Huế .v.v… và ngày nay phương pháp này được triển khai rộng rãi ở nhiều cơ sở y tế tuyến tỉnh trở lên, và điều này càng trở nên thuận lợi khi có đề án 1816 hay đề án Bệnh viện vệ tinh của Bộ Y tế.

2. Ưu điểm

ERCP là một kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực Tiêu hóa – gan mật tụy, và thực tế cho thấy có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp khác. Ưu điểm rõ rệt nhất của ERCP là: trong khi các phương tiện khác chỉ có chức năng chẩn đoán hoặc chỉ có chức năng điều trị, thì ERCP có sự phối hợp của cả hai chức năng này.

Đánh giá về chức năng chẩn đoán: Khi so sánh với các phương tiện khác như siêu âm, XQ, CT Scanner thì ERCP thông qua hệ thống tăng sáng truyền hình (C-arm) giúp người thầy thuốc đánh giá chính xác hình dạng và tình trạng các tổn thương đường mật tụy.

Về chức năng điều trị, so với các phương pháp phẫu thuật mở cũng như nội soi thì ERCP cũng đã chứng tỏ được ưu thế của mình khi điều trị sỏi ống mật chủ ít xâm nhập, ít tác động vào cơ thể người bệnh, ít biến chứng hơn và tất nhiên khi điều trị hiệu quả (tính hiệu quả này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có kỹ năng của người thực hiện) thì sẽ giúp người bệnh tránh được một cuộc phẫu thuật lớn, từ đó sẽ sớm hồi phục và sớm trở lại với sinh hoạt hằng ngày.

Bên cạnh đó ERCP đã hỗ trợ đắc lực cho thầy thuốc để đánh giá đường mật trước khi thực hiện phẫu thuật nội soi cắt túi mật.

3. Chỉ định

Vấn đề chỉ định chính xác những trường hợp có thể can thiệp chẩn đoán hoặc can thiệp điều trị bằng ERCP giúp cho kỹ thuật này có tỷ lệ thành công cao hơn, hiệu quả hơn, an toàn hơn và hạn chế được các sự cố không mong muốn

3.1. Các chỉ định để chẩn đoán

3.2. Các chỉ định vừa chẩn đoán và vừa điều trị

4. Chống chỉ định

4.1. Chống chỉ định tuyệt đối

4.2. Chống chỉ định tương đối

5. Thực hiện ERCP

ERCP là một kỹ thuật cao, đòi hỏi các phương tiện kỹ thuật hiện đại và chuyên biệt, và tất nhiên con người thực hiện ERCP phải có kinh nghiệm và được đào tạo bài bản. Để tiến hành một trường hợp ERCP cần phải trình tự thông qua các bước như xem lại chỉ định, chuẩn bị người bệnh, kiểm tra phương tiện và thực hiện đúng theo các quy trình kỹ thuật.

5.1. Chuẩn bị

5.2. Kỹ thuật

6. Theo dõi:

Các triệu chứng cần quan tâm:

7. Biến chứng:

Nhìn chung, ERCP là một thủ thuật an toàn, tuy nhiên biến chứng vẫn có thể xảy ra với các tỷ lệ khác nhau tại các cơ sở y tế khác nhau và với các thời điểm khác nhau tùy thuộc vào 4 yếu tố: chất lượng của cơ sở y tế, chỉ định phù hợp, chuẩn bị người bệnh và kinh nghiệm của người là thủ thuật. Tỷ lệ biến chứng nói chung là 3% đối với trường hợp không cắt cơ vòng Oddi và 10% đối với có cắt cơ vòng Oddi. Các biến chứng thường gặp bao gồm:

Tóm lại, ERCP là một kỹ thuật vừa chẩn đoán vừa can thiệp điều trị một cách hiệu quả đối với các bệnh lý đường mật tụy. Trải qua một quá trình lâu dài hình thành và không ngừng cải tiến ứng dụng, ERCP đã chứng tỏ được các ưu điểm vượt trội của mình, cái lợi lớn nhất là giúp cho người bệnh tránh được một cuộc phẫu thuật lớn mà hiệu quả điều trị lại triệt để hơn. Hiện nay, với đề án Bệnh viện vệ tinh và đề án 1816 của Bộ Y tế, tất cả người bệnh ở tất cả các địa phương đều có cơ hội tiếp cận và hưởng những ưu thế của kỹ thuật này. Mặc dù vậy, để ERCP được tiến hành một cách chủ động, thường xuyên, trở thành thường quy tại các cơ sở y tế thì cần có sự quyết tâm triển khai tự thực hiện, để làm được điều này thì công tác đào tạo, huấn luyện và trang bị phương tiện tại chỗ trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên đứng trước các biến chứng như đã nêu ở trên, người viết khuyên chỉ triển khai ở các Bệnh viện tuyến tỉnh trở lên.

Không dừng lại ở đó, kỹ thuật ERCP sẽ liên tục có những bước đột phá mới, ngày càng hoàn chỉnh hơn, an toàn hơn, chỉ định rộng hơn, hiệu quả hơn, giá thành rẻ hơn và ngày càng đại chúng hơn.

Tài liệu tham khảo:

  1. http://en.wikipedia.org/wiki/Endoscopic_retrograde_cholangiopancreatography
  2. http://digestive.niddk.nih.gov/ddiseases/pubs/ercp/
  3. http://www.uptodate.com/contents/ercp-endoscopic-retrograde-cholangiopancreatography-beyond-the-basics

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 01 Tháng 1 2016 15:04