• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo NCKH

Thức tỉnh trong gây mê và sự cần thiết để trang bị những phương tiện hiện đại (TCI, BIS, ENTROPY) để theo dõi độ mê trong mổ

  • PDF.

Bs CKI Dương Văn Truyền - Khoa GMHS

I.ĐẶT VẤN ĐỀ:

-Thức tỉnh trong lúc mổ là một vấn đề pháp lý trong y khoa đối với người BS GMHS và có thể dẫn đến các rối loạn chức năng thần kinh tâm lý sau mổ cho BN, vì vậy bằng mọi giá nên tránh. Như đã biết tần suất thức tỉnh trong gây mê với hiện tượng nhớ lại các sự kiện (recall) trong lúc mổ (nhớ tiềm ẩn (implicit memory) và nhớ rõ ràng (explicit memory)) khoảng 0,2-3%, nhưng có thể >40% ở một số BN có nguy cơ cao như đa chấn thương, mổ bắt con trong sản khoa, mổ tim với huyết động không ổn định…

-Đánh giá độ mê để diều chỉnh các thuốc mê trên lâm sàng :

+Giai đoạn khởi mê: dựa vào bảng điểm MOAAS (Modified Observer’s Assessment of Alertness/Sedation) để đánh giá mức độ an thần và mất phản xạ mi mắt.

  • OAAS 5: tỉnh hoàn toàn, đáp ứng ngay khi gọi tên bằng giọng bình thường.
  • OASS 4: đáp ứng chậm, mơ hồ khi gọi tên bằng giọng bình thường.
  • OASS 3: chỉ đáp ứng khi gọi tên to hoặc gọi nhắc lại.
  • OASS 2: chỉ đáp ứng khi gọi tên to và lay nhẹ.
  • OASS 1: không đáp ứng khi gọi tên to và lay mạnh.

+Giai đoạn duy trì mê: dựa vào sự thay đổi của huyết áp, nhịp tim, vã mồ hôi, chảy nước mắt (Thang điểm PRST(Systolic blood Pressure, Heart Rate, Sweating, Tear  của Evan)) và cử động của bệnh nhân.

thuctinh1

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 16 Tháng 10 2014 15:05

Đọc thêm...

Phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết do đặt catheter ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo

  • PDF.

Ths Huỳnh Thị Phúc - Khoa KSNK

Tỷ lệ bệnh thận mạn tính trong cộng đồng ở các nước chiếm 10-13% dân số. Hiện nay ở Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính xác toàn quốc. Ước tính 6 triệu dân bị bệnh thận mạn tính, chiếm 6,73% dân số. Khoảng 80.000 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối và chỉ 10% bệnh nhân được điều trị lọc máu. Thận nhân tạo là một kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi để điều trị suy thận giai đoạn cuối. Để chạy thận nhân tạo đạt hiệu quả cần phải có đường vào mạch máu đảm bảo đủ lưu lượng. Đặt catheter vào các tĩnh mạch trung tâm để lọc máu vừa là đường vào tạm thời, vừa là đường vào lâu dài đối với những trường hợp không thể làm được đường vào ở ngoại vi. Một nguy cơ thường gặp trong quá trình đặt và sử dụng catheter là tình trạng nhiễm trùng liên quan đến catheter, đặc biệt là nhiễm khuẩn huyết.

Phần catheter trong lòng mạch sẽ bị bao bọc rất nhanh bởi các thành phần của huyết tương như fibrinogen, fibronectin và laminins trở thành môi trường thuận lợi cho tụ cầu khuẩn bám vào và phát triển. Thêm nữa, phức hợp glycalise của tụ cầu vàng có thể giúp vi khuẩn xâm thực và lan tràn rộng hơn. Khi bị nhiễm khuẩn huyết liên quan đến catheter tĩnh mạch sẽ gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh, vì thế cần áp dụng đầy đủ các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và bảo quản tốt catheter trong khi lọc máu.

cathe1

Những vị trí lây nhiễm có thể trên bệnh nhân chạy thận nhân tạo

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 15 Tháng 10 2014 07:53

Đọc thêm...

Tiểu cầu và sử dụng tiểu cầu trong điều trị

  • PDF.

Trần Thị Tiết - HHTM

A.TIỂU CẦU

Tiểu cầu là một trong ba loại tế bào máu được sinh ra từ các mẫu tiểu cầu ở tuỷ xương. Tiểu cầu có chức năng quan trọng trong cầm máu và chống chảy máu nhờ các tính chất đặc thù như: tập trung thành từng đám dính chặt vào thành mạch nơi bị tổn thương và thoái hoá chất nhầy để giải phóng ra yếu tố hoạt hóa đông máu. Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu và bảo vệ thành mạch. Thiếu tiểu cầu gây nên những bệnh cảnh chảy máu rất đa dạng.

tieucau1

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 25 Tháng 4 2018 15:44

Đọc thêm...

Các chỉ định truyền chế phẩm máu

  • PDF.

KTV Doãn Thị Minh Duyên - Khoa HHTM

Truyền máu là một phương pháp điều trị bao gồm truyền máu toàn phần hoặc các chế phẩm máu từ người cho sang người nhận. Truyền máu là một quá trình bao gồm các khâu: thu gom, sàng lọc, sản xuất và bảo quản chế phẩm và truyền máu ứng dụng trong lâm sàng.

Nguyên tắc chỉ định truyền chế phẩm máu hiện nay trên thế giới và ở nước ta hiện là chỉ định truyền máu hợp lý trên cơ sở các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm của bệnh nhân và ưu tiên truyền máu từng phần.

chidinhmau1 

Chỉ định truyền máu toàn phần: Máu toàn phần hiện nay thường chỉ được chỉ định cho các bệnh nhân mất máu cấp số lượng lớn (thường trên 30% thể tích máu của cơ thể và có biểu hiện sốc giảm thể tích không bù được bằng các dung dịch thay thế). Trường hợp số lượng truyền ngay không lớn (2-3 đơn vị trở xuống) thì nên thay bằng khối hồng cầu.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 14 Tháng 10 2014 09:41

Đọc thêm...

Nhiễm trùng lan tỏa vùng tầng sinh môn Fournier

  • PDF.

Bs CKI Dương Quốc Trung - Ngoại TH

I. Đại cương:

Nhiễm trùng lan tỏa vùng tầng sinh môn Fournier là một bệnh lý hiếm gặp nhưng rất nặng nề, đe dọa sự sống còn của người bệnh. Năm 1764, Baurienne lần đầu tiên mô tả bệnh lý không rõ căn nguyên,tiến triển nhanh làm hoại tử phần mềm chung quanh bộ phận sinh dục nam và tầng sinh môn. Năm 1988, Jean Alfred Fournier – 1 bác sĩ thú y người Pháp - mô tả chi tiết căn bệnh này, mà về sau tên ông được đặt cho bệnh lý này. Fournier là căn bệnh xảy ra đột ngột, là sự nhiễm trùng hoại tử vùng tầng sinh môn,bộ phận sinh dục hoặc quanh hậu môn. Bệnh không chỉ gặp ở nam thanh niên mà còn gặp ở nữ giới và nhiều lứa tuổi khác.

II. Bệnh nguyên:

Nguồn gốc bệnh bắt nguồn từ nhiễm trùng quanh hậu môn-trực tràng, bệnh lý đường tiết niệu và da cơ quan sinh dục ngoài.

Những bệnh ký nhiễm trùng vùng hậu môn-trực tràng bao gồm: nứt kẻ hậu môn, abcess tầng sinh môn, abcess quanh trực tràng, thủng đại trực tràng do viêm nhiễm, bệnh lý ác tính, túi thừa hay do chấn thương. Viêm ruột thừa biến chứng thậm chí có thể gây bệnh lý Fournier.

Những bệnh lý đường tiết niệu gồm có: viêm nhiễm niệu đạo, chấn thương đường tiết niệu, viêm mào tinh, đặt sonde tiểu kéo dài dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu dưới, tổn thương niệu đạo do nong, sinh thiết tiền liệt tuyến.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 14 Tháng 10 2014 09:28

Đọc thêm...

You are here Đào tạo