• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo NCKH

Điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân bệnh động mạch vành (tt)

  • PDF.

TS Phan Đồng Bảo Linh - Khoa Nội TM

5. Quản lý THA trong suy tim do thiếu máu cục bộ

Mặc dù guidelines của ACC và AHA đang có cho điều trị suy tim mạn tính, bằng chứng mà nhờ đó dựa vào guidelines cho điều trị tăng huyết áp (THA) ở bệnh nhân suy tim do thiếu máu cục bộ là hạn chế. Trên cơ sở thông tin từ Đăng ký Quốc gia suy tim mất bù cấp (ADHERE), ≈ 75% của bệnh nhân nhập viện vì suy tim bị tăng huyết áp, với nhiều nhất có huyết áp tâm thu (HATT) > 140 mm Hg. Trong Đăng ký cải thiện việc sử dụng liệu pháp trị suy tim dựa trên bằng chứng điều trị bệnh nhân ngoại trú (IMPROVE-HF), > 60% bệnh nhân nhận thấy trong thực hành tim mạch ngoại trú có tiền sử THA. Dữ liệu quan sát bổ sung từ ngân hàng số liệu Duke cho bệnh tim mạch đưa ra một tỷ lệ tương tự của THA ở bệnh nhân bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ.

thabntim1

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 28 Tháng 10 2015 14:42

Đọc thêm...

Barrett thực quản

  • PDF.

Ths Trần Thị Minh Thịnh - Khoa Nội Tiêu hóa

1. Đại cương

Barrett thực quản được đặt tên theo một nhà ngoại khoa người Úc Norman Barrett,  năm 1950  ông đã mô tả hiện tượng mô bệnh học niêm mạc bất thường ở thực quản này. Tuy nhiên, sự giải thích của ông cho thời điểm phát hiện này thì không chính xác. Sau 20 năm, mô tả mô bệnh học của thực quản Barrett thay đổi đáng kể.

Barrett thực quản là tình trạng khi các tế bào bình thường lót phần dưới của thực quản (gọi là các tế bào vảy) được thay thế bởi một loại tế bào khác  (gọi là tế bào đường ruột). Hiện tượng này được gọi là chuyển sản ruột,  thường là do tiếp xúc lặp đi lặp lại với acid dạ dày.

Barrett thực quản thường được chẩn đoán ở những người có bệnh trào ngược dạ dày thực quản  lâu dài (GERD: Gastro Esophageal Reflux Disease), trào ngược mãn tính acid từ dạ dày vào thực quản vùng thấp. Chỉ có một tỷ lệ phần trăm nhỏ của những người bị GERD sẽ phát triển thành thực quản Barrett.

bare1 

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 25 Tháng 10 2015 10:45

Đọc thêm...

Phẫu thuật nội soi – có nên hạn chế số lượng trocar

  • PDF.

Bs Dương Chí Lực - Khoa Ngoại TH

Cũng chính vì mong muốn can thiệp xâm nhập ngày càng tối thiểu cho nên ngày càng có nhiều phương pháp cũng như phương tiện phẫu thuật được phát minh hoặc được cải tiến, trong đó việc hạn chế một cách tối đa số lỗ trocar trên cơ thể người bệnh đã và đang được nhiều phẫu thuật viên ở nhiều cơ sở y tế áp dụng. Ví dụ như: PTNS cắt ruột thừa viêm 2 trocar (thông thường là 3 trocar), PTNS cắt túi mật 3 trocar (thông thường là 4 trocar), hoặc khâu lỗ thủng dạ dày 2 trocar (thông thường là 3 trocar) …. Và điều này cũng chính là nguyên nhân gây nhiều tranh cãi giữa các chuyên gia y tế, các học giả về mặt lợi và mặt không có lợi của nó. Bởi lẽ, bên cạnh sự điêu luyện về thao tác kỹ thuật kết hợp với bề dày kinh nghiệm của các bậc đàn anh, thì vẫn còn đâu đó có sự lạm dụng về kỹ thuật, cố gắng đến mức chưa thật sự cần thiết và nặng tính trình diễn.

trocar11

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 20 Tháng 10 2015 13:33

Đọc thêm...

Hemoglobin bị glycosyl hóa hay gắn đường

  • PDF.

(Hemoglobine glycosylee/ Glycosylacted hemoglobin G-Hb, Glycated Hgb)

Khoa Hóa sinh

Khi nồng độ glucose máu tăng cao hơn mức bình thường trong một khoảng thời gian đủ dài, glucose sẽ phản ứng với các protein mà không cần sự xúc tác của enzym (phản ứng glycosyl hóa protein hay còn gọi là phản ứng Amadori) tạo thành các sản phẩm Amadori. Khi phản ứng xảy ra trong hồng cầu, glucose kết hợp với hemoglobin tạo thành hemoglobin bị glycosyl hóa. Như vậy, hemoglobin bị glycosyl hóa chính là hemoglobin của các hồng cầu bị bão hòa với glucose dưới dạng glyco-hemoglobin. Tình trạng bão hòa này được thẻ hiện trong suốt 120 ngày của đời sống hồng cầu.

Bằng cách định lượng nồng độ hemoglobin bị glycosyl hóa người thầy thuốc có thể nhận định được nồng độ glucose máu trong vòng 2-3 tháng trước đó của bệnh nhân. Điều này cung cấp các thông tin quý giá để theo dõi các bệnh nhân bị đái tháo đường là đối tượng có glucose máu thay đổi quá nhiều giữa các ngày giúp theo dõi mức độ kiểm soát lâu dài bệnh đái tháo đường.

hba1c12

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 16 Tháng 10 2015 08:45

Đọc thêm...

Những điều căn bản về khâu nối ống tiêu hóa

  • PDF.

Bs Dương Chí Lực - Khoa Ngoại TH

Khâu nối ruột là phẫu thuật phục hồi về mặt giải phẫu và chức năng sinh lý của đường tiêu hóa, nó liên quan đến sự vận chuyển, hấp thụ và đào thải của một lượng thức ăn cùng 2-3 lít dịch tiêu hóa hằng ngày. Mặt khác, đường ruột là nơi ký sinh của rất nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng mà có thể gây bệnh cho bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể, bộc lộ đường tiêu hóa đồng nghĩa với mở đường cho vi sinh vật có cơ hội phát tán đi mọi nơi. Vì thế, khâu nối ruột là một kỹ thuật khó, nó không những đòi hỏi người phẫu thuật viên phải nắm vững các kiến thức, kinh nghiệm lâm sàng, tính cẩn trọng, tỉ mỉ mà còn đòi hỏi cả sự khéo léo, tinh tế và kiên nhẫn trong từng thao tác.

Nhằm cung cấp một số kiến thức cập nhật cho các phẫu thuật viên trẻ, đồng thời muốn đưa ra các vấn đề để các đồng nghiệp tham khảo và cùng nhau thảo luận, và cũng là giới hạn của bài viết, tác giả xin được đề cập đến một lĩnh vực nhỏ hơn, đó là khâu nối ruột non.

22.10

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 13 Tháng 10 2015 13:18

Đọc thêm...

You are here Đào tạo