• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Suy gan cấp trong điều trị hồi sức (p.1)

  • PDF.

Bs CKI Hồ Ngọc Ánh - Khoa ICU

Suy gan cấp là một bệnh lý nghiêm trọng hiếm gặp nhưng đe dọa tính mạng thường gặp nhất ở những bệnh nhân không có bệnh lý gan từ trước. Với một tỷ lệ hơn 10 trường hợp trên một triệu người mỗi năm ở các nước phát triển, suy gan cấp được nhận thấy phổ biến nhất trước đây ở những người lớn khỏe mạnh ở độ tuổi 30 và tồn tại như là một thách thức đối với quản lý lâm sàng. Những biểu hiện lâm sàng bao gồm: rối loạn chức năng gan, giá trị sinh hóa bất thường và rối loạn đông máu; bệnh lý não có thể hình thành, với suy đa phủ tạng và tử vong xuất hiện hơn một nửa trường hợp.

Sự hiếm gặp của suy gan cấp cùng với tính nghiêm trọng và sự không đồng nhất của nó dẫn đến một nền tảng chứng cớ rất nghèo nàn để hướng dẫn chăm sóc hỗ trợ. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây thông qua những tiến bộ trong quản lý chăm sóc đặc biệt và việc sử dụng phương pháp ghép gan cấp cứu. Trong bài này, chúng tôi vạch ra những nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng của suy gan cấp và thảo luận về phương pháp tiếp cận hiện đại để chăm sóc bệnh nhân.

bsanh1

H1. Biểu hiện lâm sàng của suy gan cấp

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 05 Tháng 9 2014 16:42

Lợi tiểu cho bệnh nhân tăng huyết áp

  • PDF.

Bs CKI Nguyễn Lương Thảo - Khoa Nội TM

Các thuốc lợi tiểu được sử dụng dựa trên nền tảng các thử nghiệm rất lớn, vài thử nghiệm trong số đó tiến hành trên người cao tuổi đã chứng minh lợi tiểu có khả năng giảm các biến chứng rất nguy hiểm. Lợi tiểu được chỉ định rất rộng rãi với vai trò điều trị ưu tiên số một. Lợi tiểu làm giảm bệnh lý mạch vành, suy tim, đột quỵ và tỷ lệ tử vong nói chung cũng như tỷ lệ tử vong do tim mạch so với nhóm giả dược và lợi tiểu tốt hơn ít nhất một trong số các biến chứng đích so với chẹn bê ta, chẹn kênh can xi, ức chế men chuyển (nhưng tương đương với chẹn thụ thể angiotensin II) và chẹn alpha. Lợi tiểu có rất nhiều ưu điểm, vì thế không ngạc nhiên khi nhóm này vẫn được sử dụng rộng rãi ngay cả với điều trị bằng một thuốc hoặc kết hợp.

furosemide1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 29 Tháng 7 2014 09:46

Aspirin và bệnh lý tim mạch

  • PDF.

Bs CKI Nguyễn Lương Thảo - Khoa Nội TM

Aspirin (acid acetyl salicylic) có tác dụng ức chế không hồi phục enzym cyclo oxygenase (COX), chủ yếu enzym COX 1, có tác dụng điều trị về tim mạch, tuy nhiên cũng gây tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa. Ngược lại Aspirin không ức chế enzyne COX 2 (enzyn có vai trò trong sản xuất protaglandin) nên không ảnh hưởng tới quá trình đáp ứng viêm .

Nhờ ức chế COX 1, thuốc ức chế sự tạo thành thromboxan A2, là chất có vai trò hoạt hóa tiểu cầu trong sự hình thành huyết khối . Do tiểu cầu trưởng thành không có khả năng tổng hợp protein nên hoạt tính ức chế thromboxan A2 của tiểu cầu sẽ kéo dài trong toàn bộ đời sống tiểu cầu (8-10 ngày) cho đến khi các tiểu cầu mới được sinh ra trong điều kiện không sử dụng aspirin.

aspiri1

Ngoài ra aspirin còn có tác dụng trên nội mạc mạch máu. Thuốc làm bất hoạt COX hạn chế sự hình thành các prostaglandin gây ngưng tập tiểu cầu

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 14 Tháng 7 2014 09:45

Siêu lọc máu liên tục (CRRT)

  • PDF.

Bs Trần Vũ Kiệt - Khoa ICU

I. Định nghĩa :

Siêu lọc máu liên tục (CRRT: Continuous Renal Replacement Therapy) là lọc bỏ chất độc và dịch một cách từ từ và liên tục. Bằng cách loại bỏ dịch và chất độc từ từ trong 24h, nên liệu pháp thay thế thận liên tục đóng vai trò như quả thận sinh lý.

sieulocm7

II. Chỉ định và chống chỉ định

1. Chỉ định:

Cho những bệnh nhân huyết động không ổn định

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 10 Tháng 7 2014 13:07

Điều trị gãy xương đòn

  • PDF.

Ths Bs Phạm Ngọc Ẩn

I. Giải phẫu học:

Xương đòn là một xương dài, tạo nên phần trước của đai vai. Thân xương dẹt, cong hình chữ S. Phía ngoài khớp với mõm cùng vai, phía trong khớp với xương ức. Điểm yếu của xương đòn là ở chỗ nối giữa 1/3 ngoài và 1/3 trong thân xương.

gayxdon1

Ở đầu ngoài, xương đòn nối với xương vai qua khớp cung đòn, dây chằng cùng đòn, dây chằng quạ đòn và dây chằng cùng quạ. Dây chằng cùng đòn nằm trên bao khớp cùng đòn, tăng cường thêm độ vững cho bao khớp, bám vào mặt trong của mõm cùng vai và xương đòn ở vị trí # 6mm tính từ khớp cùng đòn. Dây chằng quạ đòn gồm có 2 bó (Trapezoid, conoid), xuất phát từ nền mõm quạ xương vai và bám vào mặt dưới xương đòn, dây chằng trapezoid nằm ở phía ngoài, bám vào mặt dưới xương đòn cách khớp cùng đòn khoảng 2cm, dây chằng quạ đòn bám vào mặt dưới xương đòn, cách khớp cùng đòn 4mm.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 03 Tháng 7 2014 08:46

You are here Đào tạo Tập san Y học