• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Vai trò của nhũ ảnh trong tầm soát ung thư vú

  • PDF.

Bs Nguyễn Lê Vũ - Khoa Sản

Ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai hiện nay đối với phụ nữ (sau ung thư phổi), nhưng là chứng bệnh chung mà phụ nữ thường hay mắc phải. Tuy nhiên gần đây, tại một số nước tỉ lệ tử vong do ung thư vú đã giảm nhiều, điều này phản ánh tình trạng bệnh đã được chẩn đoán sớm và có nhiều tiến bộ trong điều trị.Cho đến nay, biện pháp tầm soát ung thư vú bằng nhũ ảnh vẫn được xem là xét nghiệm hình  ảnh học quan trọng nhờ khả năng phát hiện sớm ung thư vú từ 1 năm rưỡi đến 4 năm trước khi có dấu hiệu trên lâm sàng.

Phim X-quang đầu tiên chụp tuyến vú được thực hiện năm 1913 trên bệnh phẩm tuyến vú đã được phẫu thuật đoạn nhũ, cho thấy hình ảnh khối ung thư xâm lấn vào các hạch nách. Đến 1949, ghi nhận hình ảnh vôi hóa trên phim X quang. Không lâu sau đó, các tư thế chụp nhũ ảnh chuẩn mà ngày nay vẫn áp dụng đã được xác định, tuy vậy đến 1965 đơn vị chụp nhũ ảnh đầu tiên mới ra đời.

ungthvu1

 Những thay đổi tuyến vú nhìn thấy được và nghi ngờ là ung thư (K) vú

Do ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự sống còn khi được phát hiện sớm, vấn đề tầm soát ung thư vú được thực hiện một cách thường xuyên với nhiều chương trình mang tính chất quốc gia tại các nước phát triển. Tại nước ta, chương trình tầm soát ung thư vú cũng đã được đưa vào thực hiện tại các trung tâm y tế, đặc biệt các cơ sở sản khoa.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 16 Tháng 8 2015 19:22

Warfarin ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo kèm rung nhĩ – bạn hay thù?

  • PDF.

Bs Trần Thị Thảo - Khoa Nội Thận Nội tiết

1. Giới thiệu

Rung nhĩ thường gặp ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo (CTNT) với tỷ lệ từ 11 – 27% qua nghiên cứu cắt ngang [2]. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa rõ là liệu nguy cơ đột quỵ trên bệnh nhân rung nhĩ với CTNT có cao hơn so với bệnh nhân không CTNT không? Theo nghiên cứu của Vazquez và cộng sự (cs) năm 2009, rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân CTNT gấp 9,8 lần [7]. Tuy tần suất đột quỵ cao như vậy, nhưng khoảng 75% bệnh nhân rung nhĩ với CTNT vẫn không được dùng thuốc chống đông [2]. Sử dụng Warfarin ở bệnh nhân lọc máu được khuyến cáo ở mức IIa chứng cứ B [1]. Đồng thời, tính hiệu quả và an toàn của thuốc chống đông đường uống ở bệnh nhân CTNT có rung nhĩ là không rõ [8]. Vì vậy, chúng tôi nhìn lại y văn về sử dụng Warfarin ở bệnh nhân CTNT kèm rung nhĩ – bạn hay thù?

wafa

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 27 Tháng 7 2015 08:32

Thiếu máu cục bộ cơ tim im lặng ở bệnh nhân đái tháo đường

  • PDF.

Bs Trần Thị Thảo - Khoa Nội Thận Nội Tiết

1. Giới thiệu

Bệnh động mạch vành thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) và cũng là nguyên nhân chính gây tử vong ở những bệnh nhân này [4]. Tuy nhiên thiếu máu cục bộ cơ tim (TMCBCT) do tổn thương động mạch vành không phải luôn luôn có triệu chứng [7]. Trong số bệnh nhân ĐTĐ không có triệu chứng, tỷ lệ kiểm tra tim bất thường trên SPECT scan chiếm tỷ lệ cao (dao động từ 10% đến 62) [4].

Thiếu máu cục bộ cơ tim im lặng được định nghĩa là TMCBCT có bằng chứng khách quan (thay đổi đoạn ST nhất thời, giảm tưới máu cơ tim, vận động bất thường thành cơ tim) nhưng không có triệu chứng lâm sàng [8].

thieumaucotim1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 09 Tháng 7 2015 20:21

Sử dụng chẹn beta trên bệnh nhân nặng: từ sinh lý đến bằng chứng lâm sàng

  • PDF.

Ths Lê Văn Tuấn - Khoa ICU

Giới thiệu

Các chẹn β thường được sử dụng trong điều trị bệnh tim mạch, giúp giảm nguy cơ nhồi máu tái phát và tử vong sau nhồi máu cơ tim. Trong thực tế, thuốc làm giảm tiêu thụ oxy của cơ tim và do đó làm giảm mức độ thiếu máu cục bộ tim. Hai thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên chứng minh rằng việc sử dụng chu phẫu chẹn β có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc các biến chứng tim mạch, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong sau phẫu thuật tim. Tuy nhiên, những kết quả này không được xác nhận trong ba thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên tiếp theo cũng như trong một nghiên cứu thuần tập lớn. Tương tự như vậy, một nghiên cứu đánh giá thiếu máu cục bộ chu phẫu POISE nhận thấy các bệnh nhân sử dụng metoprolol succinate 30 ngày trước khi phẫu thuật đã giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim sau phẫu thuật so với nhóm chứng nhưng lại tăng nguy cơ đột quỵ và tử vong có liên quan đến sự gia tăng tình trạng hạ huyết áp, nhịp tim chậm và xuất huyết. Trong những năm qua, những kết quả đáng ngạc nhiên đã dẫn đến nhiều thay đổi khác nhau trong hướng dẫn thực hành; Cụ thể, gần đây năm 2014 hướng dẫn của Hội tim mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo rằng chẹn β chu phẫu chỉ nên dùng ở những bệnh nhân được coi là có nguy cơ thiếu máu cục bộ cơ tim trung bình hoặc cao.

esmo1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 19 Tháng 6 2015 10:30

Cập nhật chẩn đoán và xử trí sốc phản vệ

  • PDF.

Bs CKI Hồ Ngọc Ánh - Khoa ICU

SOCPHAN1

Xem tại đây

You are here Đào tạo Tập san Y học