Buồn nôn và nôn nghén trong thai kỳ

Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh - 

Buồn nôn và nôn nghén trong thai kỳ là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai với tần suất hay gặp ở buồn nôn khoảng 50-80% trong thai kỳ và 50% liên quan đến nôn nghén. Tỷ lệ tái phát ở thai kỳ tiếp theo có thể dao động khoảng 15- 81%. Nó có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của người phụ nữ và có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Việc chẩn đoán và phát hiện sớm có thể ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng cho mẹ và thai..Buồn nôn và nôn nghén khi mang thai cần phải chẩn đoán phân biệt với một số nguyên nhân khác liên quan đến tiêu hóa, thần kinh, nội tiết, chuyển hóa…

Với mức độ nhẹ, các phụ nữ mang thai có thể thay đổi lối sống và chế độ ăn uống hợp lý. Ngoài ra, có một số liệu pháp hỗ trợ không cần dùng thuốc. Một số thuốc có thể dùng được tương đối an toàn trong thai kỳ để chống nôn. Các trường hợp nặng, cần nhập viện để điều chỉnh rối loạn điện giải cũng như bổ sung thay thế liệu pháp đường uống cũng như phòng ngừa hội chứng Wernick do thiếu vitamin B1. Các bài báo của RCOG 2016 và ACOG 2018 cũng cập nhật một số biện pháp để chẩn đoán và điều trị nôn nghén trong thai kỳ cho các thai phụ.

bnon

Muốn biết thêm chi tiết xin đọc tại đây.

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 28 Tháng 6 2021 18:16