Tụ khí nội sọ (pneumocephalus)

Bs Lê Thanh Hùng - 

Tụ khí nội sọ, còn gọi là nang khí trong sọ (intracranial aerocele), hay pneumatacele, được xác định khi có hiện diện của khí trong sọ. Rất cần thiết phân biệt với tension pneumocephalus là khí gây áp lực (xem dưới ). Khí có thể nằm ở bất kỳ vị trí nào sau đây: ngoài màng cứng, dưới màng cứng, dưới màng nhện, trong nhu mô, trong não thất.

Biểu hiện: Nhức đầu 38%, buồn nôn và nôn ói, động kinh, chóng mặt, và giảm tri giác. Tiếng vỗ dịch (succussion splash) trong sọ hiếm gặp (xảy ra trong 7%) nhưng là dấu hiệu đặc trưng. Tụ khí gây áp lực có thể tạo ra thêm các dấu hiệu và triệu chứng như bất kỳ khối choáng chỗ nào khác (có thể gây ra dấu thần kinh khu trú hay tăng áp lực nội sọ).

tukhi

Tụ khí nội sọ - Mt Fuji sign

Nguyên nhân của tụ khí nội sọ:

1. Khuyết xương sọ

A. Sau thủ thuật ngoại khoa thần kinh

B. Sau chấn thương

C. Khuyết sọ bẩm sinh: bao gồm khuyết trần tai giữa

D. U (u xương, nang dạng biểu bì, u tuyến yên): thường do u làm hủy xương sọ

2. Nhiễm khuẩn với vi khuẩn sinh hơi

3. Sau thủ thuật xâm lấn:

4. Chấn thương áp lực (barotrauma): vd với những người thợ lặn (có thể qua một khiếm khuyết trần tai giữa)

5. Đặt dụng cụ dẫn lưu DNT khi đang có dò DNT

Tụ khí nội sọ gây áp lực

  1. Khí trong sọ có thể dẫn tới tăng áp lực trong các bối cảnh sau:
  2. Khi N2O gây mê không được ngưng trước khi đóng màng cứng.
  3. Hiệu ứng “val quả bóng” xảy ra do có sự mở thông vào khoang trong sọ với mô mềm (vd não) cho phép khí đi vào nhưng không cho khí hay DNT đi ra
  4. Khi nhiệt độ phòng tăng làm tăng nhiệt độ cơ thể: một sự gia tăng giới hạn chỉ 4% từ hiệu ứng này
  5. Khi có sự sản xuất khí liên tục của vi khuẩn sinh hơi

Chẩn đoán

Tụ khí trong sọ dễ chẩn đoán nhất trên CT, có thể thấy lượng khí thấp đến 0,5 ml. Khí biểu hiện màu đen sẫm (đen hơn DNT) với chỉ số Hounsfield -1000. Một dấu hiệu đặc trưng là dấu Mt. Fuji ( Núi Phú Sĩ) trong đó 2 cực trán bị bao quanh và phân tách bởi khí. Hơi trong sọ cũng có thể thấy trên phim sọ thường.

Bởi vì khí tụ trong sọ thường không đòi hỏi xử trí, nên rất cần phân biệt chúng với tụ khí gây áp lực, loại cần phải lấy đi nếu gây triệu chứng. Có thể rất khó phân biệt hai loại này; não vốn đã bị chèn ép ví dụ như do máu tụ DMC mãn có thể không giãn nở khiến cho “khối khí” nhìn giống hệt như khí tụ gây áp lực.

Điều trị

Nếu do vi khuẩn sinh hơi, trước tiên cần điều trị nhiễm trùng nguyên phát, sau đó mới xử trí tụ khí.

Điều trị tụ khí nội sọ không do nhiễm khuẩn đơn thuần tùy thuộc vào liệu có nghi ngờ sự hiện diện của dò DNT hay không. Nếu không có dò khí sẽ được hấp thu sau một khoảng thời gian, và nếu hiệu ứng choáng chỗ không nặng nó cũng sẽ hết. Nếu nghi ngờ có dò DNT, xử trí như với bất kỳ dò DNT nào khác.

Điều trị tụ khí nội sọ gây triệu chứng sau phẫu thuật bằng cách thở oxy liều cao (100%) qua mask không thở lại (nonrebreather) giúp tăng tỷ lệ tái hấp thu(Fi02 100% có thể được sử dụng 24 đến 48h và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi)

Khí tụ nội sọ gây tăng áp lực nội sọ cần phải được xử trí cấp cứu giống như với máu tụ trong sọ. Sự cải thiện nhanh và ngoạn mục có thể diễn ra sau khi được giải phóng khỏi khối khí gây áp lực. Các lựa chọn xử trí bao gồm đặt một lỗ khoan xoáy (twist drill) mới hoặc khoan sọ 1 lỗ, hay đưa vào một kim chọc dò tủy sống qua lỗ khoan có sẵn.

Nguồn Handbook of Neurosurgery 2019 Mark Greenberg

 

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 10 Tháng 3 2021 18:25