Natri và Kali trong chế độ ăn ở bệnh thận mạn tính

Bs Phạm Thị Ny Na - Khoa Nội thận - Nội tiết

Bệnh thận mạn tính, được xác định khi có bằng chứng về giảm chức năng thận trong 3 tháng trở lên. Khoảng 10% người trưởng thành trên toàn thế giới bị bệnh thận mạn tính với chi phí cao và gánh nặng cho việc lọc máu và cấy ghép thận, vì vậy các can thiệp về chế độ ăn uống có thể ngày càng được chọn là chiến lược quản lý bệnh thận mạn tính.

Mối liên quan giữa lượng Natri đưa vào cơ thể và chỉ số huyết áp được ghi nhận rõ rệt ở những người ăn một chế độ ăn nhiều natri (> 4g mỗi ngày), có tăng huyết áp hoặc lớn hơn 55 tuổi. Ở những bệnh nhân được chẩn đoán bệnh thận mạn tính, luôn khuyến cáo một chế độ ăn hạn chế Natri để kiểm soát lượng dịch và huyết áp cũng như cải thiện nguy cơ tim mạch.

thanman

Tuy nhiên, chưa rõ ràng là chế độ ăn hạn chế muối có làm chậm sự tiến triển của bệnh thận đã có hay không. Vì những nghiên cứu về tim mạch liên quan tới việc hạn chế natri trong chế độ ăn thường loại trừ những bệnh nhân bị bệnh thận, có rất ít dữ liệu can thiệp liên quan cho những bệnh nhân như vậy. Giảm lượng Natri ăn vào làm tăng ảnh hưởng của chế độ ăn giảm protein và liệu pháp điều chỉnh angiotensin trong giảm áp lực cầu thận và cũng có thể làm giảm protein niệu, chậm sự tiến triển của bệnh thận.Các nghiên cứu quan sát sử dụng lượng natri nước tiểu để đánh giá lượng natri ăn vào cho những số liệu không nhất quán, một số nghiên cứ cho thấy lượng natri ăn vào không ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh thận, một số khác thì cho kết quả ngược lại. Một nghiên cứu dọc công bố vào năm 2016, cho thấy nhóm có lượng natri niệu cao nhất (≥4,5g/ngày) so với nhóm thấp nhất (<2,7g/ngày), có tỷ lệ tử vong cao hơn 45% và nguy cơ tiến triển bệnh cao hơn 54%. Các hậu quả trên tim mạch ngày càng gia tăng khi chế độ ăn natri trong thức ăn vượt quá 4g/ngày.Các quan sát trong quần thể nói chung cho thấy mối liên quan hình chữ J; chế độ ăn có hàm lượng muối ăn vào cao hơn 5g/ngày và lượng thức ăn ít hơn 3g/ngày sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và tử vong. Mặc dù chế độ ăn ít hơn 2,3g natri (<100 mmol) thường được khuyến cáo cho bệnh nhân bị bệnh tim mạch, tuy nhiên không có bằng chứng cho thấy bệnh nhân bị bệnh thận sẽ có lợi ích từ mức hạn chế natri rất thấp này. Do đó, cần phải có chế độ ăn ít hơn 4g (<174 mmol) trong suốt quá trình điều trị bệnh thận mạn tính và các nguy cơ có liên quan, với lượng muối ăn ít hơn 3g (<131 mmol) đối với các trường hợp có các triệu chứng giữ dịch hoặc có protein niệu. Các bằng chứng cho thấy lượng muối ăn dưới 1,5g/ngày (<87 mmol/ngày) đối với bệnh nhân suy thận có thể làm tăng nguy cơ hạ natri máu và kết cục bất lợi, bệnh nhân với các tình trạng  nhất định, chẳng hạn như mất muối do thận, không nên bị hạn chế natri nghiêm ngặt như vậy.

Trong khi lượng dịch đưa vào thích hợp có thể làm giảm nguy cơ bệnh thận, bệnh nhân bị suy thận thường giảm tỷ trọng nước tiểu. Đây là cơ sở để khuyến cáo rằng bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn 3 giới hạn lượng dịch đưa vào dưới 1,5 lít mỗi ngày để tránh giảm natri máu; việc điều chỉnh giới hạn đó đối với khí hậu nóng và các điều kiện khác liên quan đến mất dịch cao thì không bắt buộc. Điều trị phối hợp với thuốc lợi tiểu quai thường được thêm vào, đặc biệt đối với những bệnh nhân có xu hướng của triệu chứng giữ dịch hay giảm natri máu.

Nhiều thực phẩm giàu kali, như trái cây và rau tươi, được xem là sự lựa chọn lành mạnh cho hầu hết mọi người, với hàm lượng chất xơ và vitamin cao. Trong một số quần thể lớn có nguy cơ cao về bệnh tim mạch hoặc đái tháo đường, bài xuất kali qua đường tiểu nhiều liên quan đến khả năng xảy ra ít hơn các biến chứng thận ngoại trừ tăng kali máu. Đối với người lớn khỏe mạnh, vì sự kết hợp ở chế độ ăn nhiều kali hơn và ít natri hơn với tỷ lệ mắc của bệnh cao huyết áp, đột quy, bệnh thận sẽ thấp hơn, vì vậy lượng kali hàng ngày tương đối cao, 4,7g (120mmol) được khuyến cáo đối với người trưởng thành khỏe mạnh, gồm cả những người có nguy cơ cao bệnh thận. có. Tuy nhiên, một lượng kali nhiều có thể liên quan đến nguy cơ tiến triển bệnh thận cao hơn. Trong số những bệnh nhân có bệnh thận mãn tính giai đoạn 4-5, khi so sánh một phần tư đối tượng nghiên cứu có lượng kali ăn vào nhiều nhất với một phần tư thấp nhất, có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ tử vong; mối liên quan không phụ thuộc vào nồng độ kali huyết tương và các biện pháp dinh dưỡng khác. Trong các nghiên cứu dịch tễ, nồng độ kali huyết tương thấp (<4,0 mmol/lít) và nồng độ cao (> 5,5 mmol/lít) liên quan đến tiến triển bệnh thận nhanh hơn. Chế độ ăn hạn chế kali thường được khuyến cáo ở bệnh nhân tăng kali máu, đặc biệt là những người bệnh thận giai đoạn 4-5. Tuy nhiên, chế độ ăn hạn chế quá mức có thể làm ảnh hưởng đến chế độ ăn tốt cho tim mạch, tăng tình trạng xơ vữa động mạch và gây táo bón. Với nguy cơ cao hơn khi tăng kali máu với sự tiến triển của bệnh thận, một số nghiên cứu kiểm tra hiệu quả của chế độ ăn hạn chế kali hoặc các phương pháp giảm kali trong quá trình chế biến thức ăn. Không rõ rằng việc bổ sung các thực phẩm giàu kali có thể làm tăng lượng kali tự do hay không. Ở những bệnh nhân có xu hướng tăng kali máu (>5,5 mmol kali/lít), lượng kali ăn vào nên ít hơn 3g mỗi ngày (<77 mmol/ngày), không nên ăn nhiều trái cây tươi và rau có chất xơ cao.

Thành phần trong chế độ ăn

Chức năng thận bình thường với nguy cơ mắc bệnh thận mạn (đái tháo đường, tăng huyết áp, thận đa nang…)

Bệnh thận mạn mức độ nhẹ và trung bình (eGFR 30 – 60 ml/phút/1,73m2 và protein niệu < 0,3g/ngày)

Bệnh thận mạn tiến triển (eGFR <30ml/phút/1,73m2 hoặc protiein niệu >0,3g/ngày)

Bệnh thận mạn chuẩn bị lọc máu

Đang lọc máu

Natri (g/ngày)

<4 (<3 ở bệnh nhân có tăng huyết áp)

<4; không nên <1.5 nếu có khả năng hạ natri máu

<3; không nên <1.5 nếu có khả năng hạ natri máu

<3

<3

Kali (g/ngày)

4,7 (giống như người bình thường)

4,7 nếu không tăng kali máu thường xuyên hoặc nặng

<3 nếu tăng kali máu xảy ra thường xuyên với chế độ ăn giàu chất xơ

<3 nếu tăng kali máu xảy ra thường xuyên với chế độ ăn giàu chất xơ

<3

Những bệnh nhân có suy tim, AHA khuyến cáo lượng natri không quá 2,3g mỗi ngày (tương đương 1 thìa cà phê muối), lý tưởng là 1,5g/ngày.

Bệnh nhân đã lọc máu và có hạ kali máu nên tăng lượng kali ăn vào.

Với tỷ lệ mới mắc và  hiện mắc cao của bệnh thận mạn tính, các can thiệp dinh dưỡng với các chế độ ăn uống cụ thể mà bệnh nhân là trung tâm và hiệu quả về chi phí có thể làm tăng tuổi thọ và kéo dài thời gian lọc máu cho hàng triệu người trên toàn thế giới. Các nghiên cứu bổ sung là cần thiết để đảm bảo một cách tiếp cận dựa trên chứng cứ mạnh mẽ hơn trong việc quản lý dinh dưỡng đối với bệnh thận mạn tính.

 Tài liệu tham khảo:

  1. Kamyar Kalantar-Zadeh, Denis Fouque, Nutritional Management of Chronic Kidney Disease, The New Enland Journal of Medicine 2017.
  2. Bello AK, Levin A, Tonelli M, et al. Assessment of global kidney health care status. JAMA 2017.
  3. Mente A, O’Donnell MJ, Rangarajan S, et al. Association of urinary sodium and potassium excretion with blood pressure. New England Journal of Medicine 2014.
  4. O’Donnell M, Mente A, Yusuf S. Sodium intake and cardiovascular health, Circulation Research 2015.
  5. He J, Mills KT, Appel LJ, et al, Urinary sodium and potassium excretion and CKD progression, Journal of American Society of Nephrology 2016.

NATRI VÀ KALI TRONG CHẾ ĐỘ ĂN Ở BỆNH THẬN MẠN TÍNH

Bệnh thận mạn tính, được xác định khi có bằng chứng về giảm chức năng thận trong 3 tháng trở lên. Khoảng 10% người trưởng thành trên toàn thế giới bị bệnh thận mạn tính với chi phí cao và gánh nặng cho việc lọc máu và cấy ghép thận, vì vậy các can thiệp về chế độ ăn uống có thể ngày càng được chọn là chiến lược quản lý bệnh thận mạn tính.

H1

Mối liên quan giữa lượng Natri đưa vào cơ thể và chỉ số huyết áp được ghi nhận rõ rệt ở những người ăn một chế độ ăn nhiều natri (> 4g mỗi ngày), có tăng huyết áp hoặc lớn hơn 55 tuổi. Ở những bệnh nhân được chẩn đoán bệnh thận mạn tính, luôn khuyến cáo một chế độ ăn hạn chế Natri để kiểm soát lượng dịch và huyết áp cũng như cải thiện nguy cơ tim mạch.Tuy nhiên, chưa rõ ràng là chế độ ăn hạn chế muối có làm chậm sự tiến triển của bệnh thận đã có hay không. Vì những nghiên cứu về tim mạch liên quan tới việc hạn chế natri trong chế độ ăn thường loại trừ những bệnh nhân bị bệnh thận, có rất ít dữ liệu can thiệp liên quan cho những bệnh nhân như vậy. Giảm lượng Natri ăn vào làm tăng ảnh hưởng của chế độ ăn giảm protein và liệu pháp điều chỉnh angiotensin trong giảm áp lực cầu thận và cũng có thể làm giảm protein niệu, chậm sự tiến triển của bệnh thận.Các nghiên cứu quan sát sử dụng lượng natri nước tiểu để đánh giá lượng natri ăn vào cho những số liệu không nhất quán, một số nghiên cứ cho thấy lượng natri ăn vào không ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh thận, một số khác thì cho kết quả ngược lại. Một nghiên cứu dọc công bố vào năm 2016, cho thấy nhóm có lượng natri niệu cao nhất (≥4,5g/ngày) so với nhóm thấp nhất (<2,7g/ngày), có tỷ lệ tử vong cao hơn 45% và nguy cơ tiến triển bệnh cao hơn 54%. Các hậu quả trên tim mạch ngày càng gia tăng khi chế độ ăn natri trong thức ăn vượt quá 4g/ngày.Các quan sát trong quần thể nói chung cho thấy mối liên quan hình chữ J; chế độ ăn có hàm lượng muối ăn vào cao hơn 5g/ngày và lượng thức ăn ít hơn 3g/ngày sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và tử vong. Mặc dù chế độ ăn ít hơn 2,3g natri (<100 mmol) thường được khuyến cáo cho bệnh nhân bị bệnh tim mạch, tuy nhiên không có bằng chứng cho thấy bệnh nhân bị bệnh thận sẽ có lợi ích từ mức hạn chế natri rất thấp này. Do đó, cần phải có chế độ ăn ít hơn 4g (<174 mmol) trong suốt quá trình điều trị bệnh thận mạn tính và các nguy cơ có liên quan, với lượng muối ăn ít hơn 3g (<131 mmol) đối với các trường hợp có các triệu chứng giữ dịch hoặc có protein niệu. Các bằng chứng cho thấy lượng muối ăn dưới 1,5g/ngày (<87 mmol/ngày) đối với bệnh nhân suy thận có thể làm tăng nguy cơ hạ natri máu và kết cục bất lợi, bệnh nhân với các tình trạng  nhất định, chẳng hạn như mất muối do thận, không nên bị hạn chế natri nghiêm ngặt như vậy.

Trong khi lượng dịch đưa vào thích hợp có thể làm giảm nguy cơ bệnh thận, bệnh nhân bị suy thận thường giảm tỷ trọng nước tiểu. Đây là cơ sở để khuyến cáo rằng bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn 3 giới hạn lượng dịch đưa vào dưới 1,5 lít mỗi ngày để tránh giảm natri máu; việc điều chỉnh giới hạn đó đối với khí hậu nóng và các điều kiện khác liên quan đến mất dịch cao thì không bắt buộc. Điều trị phối hợp với thuốc lợi tiểu quai thường được thêm vào, đặc biệt đối với những bệnh nhân có xu hướng của triệu chứng giữ dịch hay giảm natri máu.

Nhiều thực phẩm giàu kali, như trái cây và rau tươi, được xem là sự lựa chọn lành mạnh cho hầu hết mọi người, với hàm lượng chất xơ và vitamin cao. Trong một số quần thể lớn có nguy cơ cao về bệnh tim mạch hoặc đái tháo đường, bài xuất kali qua đường tiểu nhiều liên quan đến khả năng xảy ra ít hơn các biến chứng thận ngoại trừ tăng kali máu. Đối với người lớn khỏe mạnh, vì sự kết hợp ở chế độ ăn nhiều kali hơn và ít natri hơn với tỷ lệ mắc của bệnh cao huyết áp, đột quy, bệnh thận sẽ thấp hơn, vì vậy lượng kali hàng ngày tương đối cao, 4,7g (120mmol) được khuyến cáo đối với người trưởng thành khỏe mạnh, gồm cả những người có nguy cơ cao bệnh thận. có. Tuy nhiên, một lượng kali nhiều có thể liên quan đến nguy cơ tiến triển bệnh thận cao hơn. Trong số những bệnh nhân có bệnh thận mãn tính giai đoạn 4-5, khi so sánh một phần tư đối tượng nghiên cứu có lượng kali ăn vào nhiều nhất với một phần tư thấp nhất, có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ tử vong; mối liên quan không phụ thuộc vào nồng độ kali huyết tương và các biện pháp dinh dưỡng khác. Trong các nghiên cứu dịch tễ, nồng độ kali huyết tương thấp (<4,0 mmol/lít) và nồng độ cao (> 5,5 mmol/lít) liên quan đến tiến triển bệnh thận nhanh hơn. Chế độ ăn hạn chế kali thường được khuyến cáo ở bệnh nhân tăng kali máu, đặc biệt là những người bệnh thận giai đoạn 4-5. Tuy nhiên, chế độ ăn hạn chế quá mức có thể làm ảnh hưởng đến chế độ ăn tốt cho tim mạch, tăng tình trạng xơ vữa động mạch và gây táo bón. Với nguy cơ cao hơn khi tăng kali máu với sự tiến triển của bệnh thận, một số nghiên cứu kiểm tra hiệu quả của chế độ ăn hạn chế kali hoặc các phương pháp giảm kali trong quá trình chế biến thức ăn. Không rõ rằng việc bổ sung các thực phẩm giàu kali có thể làm tăng lượng kali tự do hay không. Ở những bệnh nhân có xu hướng tăng kali máu (>5,5 mmol kali/lít), lượng kali ăn vào nên ít hơn 3g mỗi ngày (<77 mmol/ngày), không nên ăn nhiều trái cây tươi và rau có chất xơ cao.

Thành phần trong chế độ ăn

Chức năng thận bình thường với nguy cơ mắc bệnh thận mạn (đái tháo đường, tăng huyết áp, thận đa nang…)

Bệnh thận mạn mức độ nhẹ và trung bình (eGFR 30 – 60 ml/phút/1,73m2 và protein niệu < 0,3g/ngày)

Bệnh thận mạn tiến triển (eGFR <30ml/phút/1,73m2 hoặc protiein niệu >0,3g/ngày)

Bệnh thận mạn chuẩn bị lọc máu

Đang lọc máu

Natri (g/ngày)

<4 (<3 ở bệnh nhân có tăng huyết áp)

<4; không nên <1.5 nếu có khả năng hạ natri máu

<3; không nên <1.5 nếu có khả năng hạ natri máu

<3

<3

Kali (g/ngày)

4,7 (giống như người bình thường)

4,7 nếu không tăng kali máu thường xuyên hoặc nặng

<3 nếu tăng kali máu xảy ra thường xuyên với chế độ ăn giàu chất xơ

<3 nếu tăng kali máu xảy ra thường xuyên với chế độ ăn giàu chất xơ

<3

 

Những bệnh nhân có suy tim, AHA khuyến cáo lượng natri không quá 2,3g mỗi ngày (tương đương 1 thìa cà phê muối), lý tưởng là 1,5g/ngày.

Bệnh nhân đã lọc máu và có hạ kali máu nên tăng lượng kali ăn vào.

Với tỷ lệ mới mắc và  hiện mắc cao của bệnh thận mạn tính, các can thiệp dinh dưỡng với các chế độ ăn uống cụ thể mà bệnh nhân là trung tâm và hiệu quả về chi phí có thể làm tăng tuổi thọ và kéo dài thời gian lọc máu cho hàng triệu người trên toàn thế giới. Các nghiên cứu bổ sung là cần thiết để đảm bảo một cách tiếp cận dựa trên chứng cứ mạnh mẽ hơn trong việc quản lý dinh dưỡng đối với bệnh thận mạn tính.

 

Tài liệu tham khảo:

Kamyar Kalantar-Zadeh, Denis Fouque, Nutritional Management of Chronic Kidney Disease, The New Enland Journal of Medicine 2017.

Bello AK, Levin A, Tonelli M, et al. Assessment of global kidney health care status. JAMA 2017.

Mente A, O’Donnell MJ, Rangarajan S, et al. Association of urinary sodium and potassium excretion with blood pressure. New England Journal of Medicine 2014.

O’Donnell M, Mente A, Yusuf S. Sodium intake and cardiovascular health, Circulation Research 2015.

He J, Mills KT, Appel LJ, et al, Urinary sodium and potassium excretion and CKD progression, Journal of American Society of Nephrology 2016.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 12 Tháng 3 2018 09:25