Áp dụng phối hợp linh hoạt giữa kỹ thuật cắt gan theo phương pháp Tôn Thất Tùng và phương pháp Takasaki

Bs Dương Chí Lực - Khoa Ngoại tiêu hóa

Mở đầu

Như chúng ta đã biết, ung thư tế bào gan là một trong những loại ung thư phổ biến ở nước ta cũng như ở nhiều khu vực khác trên thế giới, nó đứng hàng thứ bảy trong số các bệnh ung thư nói chung và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong số đó.

Hầu hết các trường hợp ung thư gan đều phát triển trên nền xơ gan mạn tính do viêm gan siêu vi B hoặc C, bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác như nghiện rượu, do độc tố, đó phóng xạ .v.v...

Việc điều trị ung thư gan khá phức tạp và tốn kém, nếu được tầm soát phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, người bệnh có thể sẽ được chữa khỏi, trở về với cuộc sống bình thường; Ngược lại, nếu phát hiện ở giai đoạn muộn, các biện pháp can thiệp chỉ mang tính hỗ trợ, đối phó với các triệu chứng, và tất nhiên là hiệu quả thấp, bệnh nặng lên nhanh chóng, đau đớn, suy mòn và cuối cùng là tử vong.

Trong các phương pháp điều trị ung thư gan hiện nay, phẫu thuật cắt gan được xem là phương pháp điều trị triệt để và mang lại hiệu quả lâu dài tốt nhất. Phẫu thuật phải dựa vào các nguyên tắc sau: phải loại bỏ được hoàn toàn khối u ra khỏi cơ thể, đảm bảo được chức năng gan sau phẫu thuật, hạn chế tối đa sự mất máu cũng như tổn thương các thành phần xung quanh gan

CATGAN1

Việc tuân thủ các nguyên tắc đó sẽ giúp ngăn ngừa các tai biến và biến chứng như: chảy máu, tổn thương xung quanh, u tái phát, dò mật, chảy máu sau phẫu thuật, thiếu máu .v.v...

Cùng với sự tiến bộ vượt bậc và không ngừng của các phương tiện chẩn đoán, thăm dò, các kỹ thuật, dụng cụ, hồi sức ... phẫu thuật cắt gan ngày càng trở nên an toàn và hiệu quả hơn với tỉ lệ tai biến và biến chứng thấp

Tuy nhiên tiên lượng sau mổ vẫn chưa cao do khối u dễ tái phát mà nguyên nhân chính là sự xâm lấn của tế bào ung thư vào các mô xung quanh, hoặc vào mạch máu. Vì thế đã có nhiều phương pháp cải tiến kỹ thuật nhằm giải quyết triệt để khối u mà ít ảnh hưởng đến chức năng gan cũng như sự an toàn trong phẫu thuật .... và cắt gan theo giải phẫu khi chức năng gan cho phép là giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay cho kết quả lâu dài tốt nhất và giúp hạn chế tái phát. Như vậy cần phải xác định đúng các cấu trúc giải phẫu của gan (nghĩa là xác định ranh giới các hạ phân thuỳ)

Để làm được điều này phải dựa vào các tĩnh mạch gan và tĩnh mạch cửa nằm trong cuống Glisson, Đã có nhiều tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm xác định và kiểm soát các thành phần đó, các giải pháp bao gồm:

Trong số các kỹ thuật kiểm soát cuống Glisson nói riêng hay kỹ thuật cắt gan nói chung, tiêu biểu là kỹ thuật của Ken Takasaki và kỹ thuật của Giáo sư Tôn Thất Tùng

II. Kỹ thuật cắt gan theo phương pháp Tôn Thất Tùng:

Cắt gan bằng cách  kiểm soát các cuống mạch mật trong như mô gan

1. Nguyên tắc

2. Ưu điểm

3. Khó khăn

III. Kỹ thuật cắt gan theo phương pháp Ken Takasaki

Cắt gan có phẫu tích cuống Glisson của các phân thùy gan riêng biệt tại cửa gan được Takasaki mô tả vào năm 1986. Kỹ thuật này giúp cắt gan theo đúng giải phẫu một cách an toàn, hiệu quả

1. Nguyên tắc

2. Ưu điểm

3. Khó khăn

IV. Cần có sự lựa chọn thích hợp có sự phối hợp giữa các phương pháp với nhau

V. Quan điểm

+ Nếu phần gan tím tương ứng: tiến hành các bước cắt gan tiếp theo

+ Nếu tím lan tỏa: tháo chỉ cuống gan và tiếp hành theo phương pháp Tôn Thất Tùng

+ Nếu khó khăn trong việc phẫu tích vì viêm dính hay nghĩ ngờ bất thường giải phẫu thì thực hiện thủ thuật pringle và áp dụng phương pháp Tôn Thất Tùng

VI. Tóm lại

Phẫu thuật cắt gan ung thư là một trong những phẫu thuật khó, đòi hỏi ekip phẫu thuật có kinh nghiệm và phối hợp tốt, trang thiết bị phẫu thuật và phương tiện hồi sức đầy đủ.

Trên thực tế có nhiều phương pháp cắt gan đã được báo cáo và thực hiện, tuy nhiên mỗi phương pháp đều có những ưu thế trong những trường hợp thích hợp. Điều quan trọng là chúng ta phải phối hợp lại để các phương pháp trên bổ sung cho nhau trong từng trường hợp cụ thể, với sự linh động, sáng tạo, để phẫu thuật cắt gan ngày càng hoàn thiện và đạt đến mục tiêu cuối cùng là triệt để, an toàn, hiệu quả, tránh tái phát và tiên lượng tốt cho những người mắc bệnh ung thư gan

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Tôn Thất Bách, Trần Bình Giang, Nguyễn Duy Huề, Nguyễn Thanh Long (2008). Phẫu thuật gan mật. NXB Y học, Hà Nội
  2. Đỗ Kim Sơn và cộng sự. Cắt gan trong bệnh lý đường mật nhiệt đới. Công trình NCKH 1981-1985. Bệnh viện Việt Đức, 1986
  3. Adachi E, Maeda T, Kajiyama K, Kinukawa N, Matsumata T, Sugimachi K, Tsuneyoshi M (1996). Factors correlated with portal venous invasion by hepatocellular carcinoma: univariate and multivariate analyses of 232 resected cases without preoperative treatments. Cancer, 77: 2022–2031.
  4. Eguchi S, Kanematsu T, Arii S, Okazaki M, Okita K, Omata M. (2008). Liver Cancer Study Group of Japan. Comparison of the outcomes between an anatomical subsegmentectomy and a nonanatomical minor hepatectomy for single hepatocellular carcinomas based on a Japanese nationwide survey. Surgery, 143: 469–75.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 28 Tháng 9 2016 09:48