Ý nghĩa của biểu đồ phân bố tiểu cầu

CN. Trần Thị Thanh Lý – 

Tiểu cầu là một loại tế bào máu có chức năng chính là tham gia quá trình cầm máu; ngoài ra, chúng còn có vai trò trong đáp ứng viêm bằng cách hoạt hóa các yếu tố hướng động và bằng cách tiết các amine co mạch; chúng cũng có khả năng thực bào các hạt tử nhỏ và vi khuẩn. Tiểu cầu không có nhân tế bào, thực chất là các mảnh vụn từ tế bào của mẫu tiểu cầu (Megakaryocytes) của tủy xương với kích thước khoảng 1 – 3 µm. Do là phần vỡ ra của tế bào chất nên kích thước chúng không hoàn toàn đều nhau. Chúng chạy rời nhau và cách xa các thành mạch, không bao giờ bám vào. Số lượng tiểu cầu bình thường dao động khoảng 150 – 450 x 10^9/L. Giảm tiểu cầu khi số lượng này < 150 x 10^9/L và tăng tiểu cầu khi số lượng > 450 x 10^9/L. Thời gian sống trung bình của tiểu cầu khoảng 7 – 10 ngày, sau thời gian tuần hoàn, tiểu cầu sẽ bị hủy ở gan và lách.

Số lượng và kích thước tiểu cầu thực hiện trên máy huyết học theo nguyên lý điện trở kháng hay quang học. Trong phương pháp điện trở kháng, số lượng và kích thước tiểu cầu được thực hiện trong cùng buồng đếm và khe đếm với hồng cầu. Trong hệ thống phát hiện quang học, ánh sáng tán xạ phía trước giúp phân biệt hồng cầu và tiểu cầu, từ đó giúp xác định tiểu cầu về số lượng và tần số phân bố. Biểu đồ phân bố tiểu cầu là một phần quan trọng của kết quả xét nghiệm, chúng có quan hệ mật thiết với quá trình phân tích của máy, giúp chúng ta có thể nhận định được kết quả số lượng tiểu cầu máy phân tích trả ra có phù hợp, mẫu máu có vón cục hoặc có bất thường hay không.

tieucau1

Xem tiếp tại đây

 

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 04 Tháng 3 2021 15:17