Những điều cần lưu ý khi tiến hành liệu pháp oxy

Bs Nguyễn Đình Tuấn - CĐYTQNam

Có một vài biến chứng của ôxy liệu pháp mà chúng ta cần chú ý trong thực hành lâm sàng. Một điều quan trọng là hầu hết các biến chứng này đều có thể phòng tránh được nếu chúng ta áp dụng oxy liệu pháp một cách chuẩn xác. Các bác sĩ lâm sàng khi có chỉ định Oxy liệu pháp thường bỏ qua việc điều chỉnh nồng độ oxy trong quá trình điều trị vì thế vô tình làm nặng thêm tình trạng của bệnh nhân do biến chứng của việc thở oxy liều cao kéo dài. Các biến chứng thường gặp bao gồm: xẹp phổi, giảm thông khí, ngộ độc oxy, bệnh lý võng mạc ở trẻ đẻ non...

mask1

I- MỘT SỐ CHỈ ĐỊNH THỞ OXY VỚI FiO2 100%

Mặc dù thở oxy với FiO2 100% có những nguy hiểm nhất định nhưng có thể áp dụng trong thời gian ngắn trong một số hoàn cảnh sau: 

II- CÁC BIẾN CHỨNG

1. Xẹp phổi

Thở oxy kéo dài với FiO2 cao sẽ dần dần loại bỏ khí nitơ ra khỏi phổi. Khí quyển có tới 78% là nitơ. Nitơ là một khí trơ, tham gia không đáng kể vào quá trình trao đổi khí qua màng phế nang. Do vậy nitơ nằm lại chủ yếu tại phế nang và giúp cho các phế nang này không bị xẹp vào cuối thì thở ra. Khí nitơ bị loại khỏi phổi và thay bằng khí oxy, qua thời gian oxy sẽ bị hấp thu và thể tích của các phế nang sẽ giảm đi dẫn tới hiện tượng vi xẹp phổi lan toả. Điều này đặc biệt nguy hiểm ở những bệnh nhân suy hô hấp và thở nông.

2. Giảm thông khí

Đối với các bệnh nhân COPD, việc thở oxy liều cao có thể gây giảm thông khí do ức chế trung tâm hô hấp gây đáp ứng với ôxy thấp và hoặc tăng thông khí khoảng chết dẫn tới làm giảm thông khí hiệu dụng. Chú ý đối với bệnh nhân COPD chỉ cho thở oxy không quá 3 lít/phút bằng oxy kính hoặc xông và tốt nhất là cho thở bằng mặt nạ venturi với  FiO2 tương đương 35%.

3. Ngộ độc oxy

Thở oxy liều cao kéo dài có thể gây ra xơ phổi, bệnh lý màng trong, nặng thêm tình trạng ARDS, phù phổi, nhức đầu, chóng mặt,... Tình trạng ngộ độc oxy còn phụ thuộc vào từng cá thể. Nhìn chung thở 100% oxy trong vòng 24 giờ chưa gây ra các biến chứng nặng. Nếu thở 100% Oxy mà không duy trì được PaO2 trong giới hạn bình thường thì cân nhắc đến biện pháp CPAP hoặc thông khí nhân tạo.

4. Giảm hoạt động của các vi nhung mao ở đường dẫn khí 

5. Giảm chức năng của bạch cầu

6. Bệnh lý võng mạc ở trẻ đẻ non:

Mù, bong võng mạc là các biến chứng rất hay gặp khi cho trẻ đặc biệt là trẻ đẻ non thở oxy liều cao. Phòng bằng CPAP với FiO2 thấp, hoặc duy trì PaO2 trong khoảng 50 - 80 mmHg.

III - NGUY CƠ KHI SỬ DỤNG OXY

Oxy được sử dụng trong y tế luôn ở dạng Oxy nén. Tất cả các thiết bị đều có nguy cơ gây nổ. Đặc biệt chú ý khi vận chuyển bình Oxy. Oxy không là chất gây cháy, nhưng nó lại là chất giúp cháy, làm đám cháy cháy to hơn. Nên khi gặp các chất gây cháy có thể tạo nên các hỗn hợp gây nổ.

IV- THEO DÕI KHI THỰC HIỆN LIỆU PHÁP OXY

1. Đối với bệnh nhân

Đánh giá theo dõi sự đáp ứng của bệnh nhân với oxy liệu pháp bằng lâm sàng và xét nghiệm khí máu. Ngay sau khi cho bệnh nhân thở oxy khoảng 15 phút ta tiến hành làm khí máu và ghi nhận chuyển biến về lâm sàng. Tùy theo nguyên nhân mà khoảng cách theo dõi cụ thể khác nhau. Nếu bệnh nhân COPD, do có nguy cơ ức chế trung tâm hô hấp, ta phải theo dõi sát hơn, nhiều hơn. Tương tự đối với bệnh nhân thở oxy có FiO2 cao (>40%). Tuy nhiên trong điều kiện ở Việt Nam, việc theo dõi bằng SpO2 và các dấu hiệu lâm sàng là chấp nhận được.

2. Thiết bị thở oxy

Tiến hành kiểm tra thiết bị hàng ngày hoặc thường xuyên hơn  khi bệnh nhân không ổn định, đang được thở oxy bằng thiết có làm ẩm bằng nhiệt, thở oxy có  FiO2 cao (> 50%), bệnh nhân đang được đặt nội khí quản (T piece), hoặc mở khí quản (mặt nạ mở khí quản, T piece) 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 02 Tháng 12 2014 08:40