• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Thái độ xử trí trong chấn thương và vết thương đại trực tràng

  • PDF.

Bs Nguyễn Xuân Vương - Khoa Ngoại TH

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 04 Tháng 6 2015 16:55

Khuyến cáo thực hành lâm sàng của FIGO về sử dụng progesteron dự phòng sinh non

  • PDF.

Ths Nguyễn Thị Kiều Trinh - Khoa Sản

1. PROGETERON :

Progesteron là hormon D-4,3-ketosteroid chứa 21 phân tử carbon. Khi không có thai progesteron được sản xuất bởi buồng trứng, tinh hoàn, tuyến vỏ thượng thận. Khi có thai progesteron được sản sinh bởi hai nguồn chính: hoàng thể thai nghén đến tuần thứ 7, tuần thứ 8, sau đó được sản xuất bởi rau thai cho đến tận lúc đẻ. Hoàng thể thai nghén bắt đầu chuyển giao cho rau thai sản xuất progesteron từ tuần thứ 6, đến tuần thứ 9 thì nguồn progesteron từ hoàng thể có ý nghĩa không đáng kể.

Trong chu kỳ không có thụ tinh progesteron được sản xuất bởi hoàng thể, đó là dấu hiệu của sự phóng noãn, sự sản xuất progesteron có thể đạt nồng độ tối đa 25 mg/ngày, và đo ở máu ngoại vi nồng độ khoảng 20 - 25 mg/ml.

Progester1

Progesteron

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 11 Tháng 6 2015 19:23

Bệnh web thực quản: chẩn đoán và điều trị

  • PDF.

Ths Trần Thị Minh Thịnh - Khoa Nội THóa

I. Đại cương:

Web thực quản bệnh hiếm gặp, là bất thường cấu trúc trong thực quản, hiện nay vẫn còn có nhiều bàn cãi giữa các nhà y học về thuật ngữ, sinh bệnh học và điều trị bệnh lý này.  Có tác giả dùng từ là vòng (ring) thực quản, một số khác dùng màng (web) thực quản. Bệnh lý này thường không có triệu chứng, tuy nhiên nếu vòng làm hẹp lòng thực quản  nhiều thì gây nuốt nghẹn

Màng thực quản  là vòng đồng tâm, mịn, mỏng (3mm-5mm) là sự mở rộng của mô thực quản bình thường bao gồm 3 lớp(niêm mạc, dưới niêm mạc, lớp cơ). Màng  thực quản có thể tìm thâý bất cứ  nơi nào trên thực quản nhưng thường thấy đoạn dưới thực quản. Có 3 màng thực quản tồn tại được phân chia theo bảng chữ A, B, C.

web TQ1

Màng (vòng) A là vòng cơ ít gặp, nó nằm trên chỗ nối thực quản dạ dày (đường z) 1,5cm, hiếm khi có triệu chứng.

Mảng (vòng) B còn gọi là vòng Schatzki (mang tên bác sĩ người Mỹ gốc Đức Richard Schatzki) là vòng phổ biến nhất nó gồm lớp niêm mạc và lớp dưới niêm mạc, nó nằm ngay chỗ nối thực quản dạ dày (đường Z), phần lớn bệnh nhân không có trịêu chứng.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 02 Tháng 6 2015 20:36

Động kinh trong chấn thương sọ não

  • PDF.

Bs Huỳnh Minh Thảo - Khoa ICU

Một số khái quát về bệnh động kinh:

Theo Tổ chức Y tế thế giới, động kinh (ĐK) là một bệnh mạn tính có nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc trưng là sự lặp đi lặp lại các cơn co giật do sự phóng điện quá mức của tế bào thần kinh não bộ, dù cho các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng kết hợp có thể khác nhau.

Y văn cổ Ấn độ (4500 – 1500 trước Công nguyên) mô tả động kinh là trạng thái “apasmara”: apas nghĩa là không có hoặc hoặc mất (điều gì đó); smara nghĩa là ý thức hoặc trí nhớ. Tuy nhiên đến các thời kỳ cổ đại tiếp theo người ta lại cho rằng cơn co giật động kinh là cơn giận dữ hay không hài lòng của chúa trời hay quỷ dữ gây ra, người ta sợ hãi và mê tín… Dần dần người ta tìm ra được nhiều nguyên nhân gây ra cơn co giật và các thuật ngữ chỉ các thể loại động kinh ra đời. Đến thế kỷ XIX các bác sĩ chuyên khoa tâm thần và thần kinh đã tranh cãi nhiều về bệnh động kinh vì các dấu hiệu và triệu chứng của cả hai chuyên khoa này.

Dễ thấy nhất là các cơn co cứng giật tay chân, sùi bọt mép, bất tỉnh do các cơn phóng điện quá mức lặp đi lặp lại của tế bào thần kinh não bộ. Ở trẻ em có thêm các biểu hiện cơn co giật riêng biệt. Trong cơn có thể có nhiều thể loại cơn.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 29 Tháng 5 2015 15:08

Sử dụng kháng sinh điều trị sepsis

  • PDF.

Bs Trần Vũ Kiệt - Khoa ICU

ksinh1

Xem toàn văn tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 29 Tháng 5 2015 14:36

You are here Đào tạo Tập san Y học