• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

HƯỚNG DẪN TẠM THỜI Giám sát và phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) (số 343/QĐ-BYT)

  • PDF.

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm A. Kể từ khi chùm ca bệnh ghi nhận tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc được báo cáo cho Tổ chức Y tế Thế giới vào ngày 03 tháng 12 năm 2019, tính đến ngày 10 tháng 01 năm 2020, đã có 59 trường hợp mắc, 41 trường hợp xét nghiệm dương tính với chủng mới của vi rút nCoV trong đó có 01 trường hợp tử vong. Các trường hợp bệnh mắc đều là cư dân của thành phố Vũ Hán, chưa có bằng chứng rõ ràng của việc lây truyền từ người sang người, chưa ghi nhận trường hợp nhân viên y tế bị mắc bệnh. Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính: sốt, ho, khó thở, có trường hợp viêm phổi nặng, có thể gây suy hô hấp cấp và nguy cơ tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh lý mạn tính, bệnh nền. Một số người nhiễm vi rút nCoV có thể có biểu hiện lâm sàng nhẹ không rõ triệu chứng nên gây khó khăn cho việc phát hiện. Đến nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.

giamsat1

Xem toàn văn tại đây

 

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 26 Tháng 3 2020 21:33

Hướng dẫn tổ chức tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị và quản lý người bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nCoV (số 519/BYT-KCB)

  • PDF.

 

Thực hiện Quyết định 237/QĐ-BYT ngày 31/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV); tiếp theo công văn số 362/BYT-KCB ngày 28/1/2020 của Bộ Y tế, để đảm bảo cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẵn sàng tiếp nhận, quản lý và điều trị người bệnh theo các tình huống cấp độ dịch, không để người bệnh tử vong, Bộ Y tế yêu cầu giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế, Y tế ngành tiếp tục và nghiêm túc chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẵn sàng ứng phó, tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị và quản lý người nghi ngờ và người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nCoV, cụ thể như sau:

 

huongdantiepnhan

Xem toàn văn tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 10 Tháng 3 2020 17:47

Phụ nữ mang thai và cúm

  • PDF.

BS Nguyễn Thị Kiều Trinh -

Cúm có nhiều khả năng gây bệnh nặng ở phụ nữ mang thai so với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản không mang thai. Những thay đổi trong hệ thống miễn dịch, tim và phổi khi mang thai khiến phụ nữ mang thai và hậu sản dễ bị bệnh nặng hơn và dễ nhập viện. Cúm cũng có thể gây hại cho thai nhi đang phát triển. Một triệu chứng cúm phổ biến là sốt, có thể liên quan đến khuyết tật ống thần kinh và các kết quả bất lợi khác cho em bé đang phát triển. Tiêm vaccine cũng có thể giúp bảo vệ em bé sau khi bị cúm. (Mẹ truyền kháng thể cho em bé đang phát triển trong thời kỳ mang thai.)

cum phu nu

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 08 Tháng 2 2020 07:06

Nhức đầu sau thủng màng cứng (P.1)

  • PDF.

Bs Hồ Kiến Phát -

Phần I

I/ Tổng quan:

Dịch não tủy (Cerebral Spinal Fluid- CSF) hoạt động như một tấm đệm hỗ trợ và bảo vệ não. Rò rỉ CSF từ khoang dưới nhện thông qua một tổn thương màng cứng, có thể dẫn đến mất hỗ trợ này. Kết quả lực kéo trên các mô bẩm sinh xung quanh não có thể là nguyên nhân gây nhức đầu xảy ra sau đó. Nhức đầu này được gọi là nhức đầu sau thủng màng cứng (PDPH) hoặc nhức đầu do áp suất thấp (LPH), nó xảy ra khi thay đổi tư thế và thường tự giới hạn, xuất hiện vào ngày đầu tiên hoặc ngày thứ hai sau khi màng cứng bị đâm thủng và kéo dài dưới bảy ngày.

thungmangcung

Nhức đầu sau thủng màng cứng (PDPH) là biến chứng thần kinh của gây tê trục thần kinh có thể xảy ra sau khi gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng. Bệnh nhân sản khoa được coi là có nguy cơ cao đồi với tình trạng này vì giới tính, tuổi trẻ và việc sử dụng rộng rãi gây tê trục thần kinh. Chọc thủng màng cứng trong gây tê ngoài màng cứng là nguyên nhân phổ biến hơn của PDPH so với gây tê tủy sống do sử dụng kim nhỏ.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 17 Tháng 3 2020 18:50

Tắc mạch phổi do huyết khối ở phụ nữ có thai

  • PDF.

Bs CK1 Dương Văn Truyền -

Thuyên tắc phổi (PE) là hậu quả của việc hình thành huyết khối trong tĩnh mạch sâu của cơ thể, thường gặp nhất là ở chi dưới. Hình thành huyết khối trong hệ thống tĩnh mạch xảy ra do ứ máu tĩnh mạch, chấn thương và tăng đông máu. Những yếu tố này được gọi chung là tam chứng Virchow. Khoảng 51% huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ gây tắc hệ mạch phổi, dẫn đến PE.Bệnh huyết tắc tĩnh mạch là thuật ngữ thường dùng để mô tả các bệnh bắt đầu bằng các yếu tố nguy cơ của tam chứng Virchow, tiến triển thành chứng huyết khối tĩnh mạch sâu và dẫn đến PE đe dọa tính mạng.

tacphoi2

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 11 Tháng 3 2020 18:19

You are here Đào tạo Tập san Y học