• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Biến chứng vi mạch não của bệnh đái tháo đường týp 2: Đột quỵ, rối loạn nhận thức và trầm cảm

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Hải - 

Người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) tuýp 2 làm tăng nguy cơ mắc rối loạn não hoặc tâm thần nhất định, bao gồm: đột quỵ, sa sút trí tuệ và trầm cảm. Mặc dù những rối loạn này thường không được xem xét trong các biến chứng vi mạch cổ điển của ĐTĐ, nhưng việc gia tăng các rối loạn chức năng vi mạch là bằng chứng chứng minh cơ chế chính nằm dưới các rối loạn trên. Rối loạn chức năng vi mạch là một hiện tượng phổ biến ở những người mắc ĐTĐ, trong đó có ảnh hưởng đến vi mạch não. Rối loạn chức năng vi mạch máu não cũng rõ ràng ở người lớn bị tiền ĐTĐ, cho thấy rằng quá trình bệnh lý vi mạch não bắt đầu trước khi bắt đầu bệnh ĐTĐ. Các vi mạch có liên quan đến nhiều quá trình điều hòa ở não, khi bị suy yếu có thể dẫn đến nhồi máu lỗ khuyết (lacunar stroke) hoặc đột quỵ xuất huyết, rối loạn nhận thức, trầm cảm. Các tác nhân chính của rối loạn chức năng vi mạch não liên quan đến ĐTĐ là tăng đường huyết, béo phì, đề kháng insulin, và tăng huyết áp. Tăng số lượng dữ liệu từ các nghiên cứu quan sát cho thấy rối loạn chức năng vi mạch liên quan ĐTĐ làm tăng nguy cơ đột quỵ, rối loạn nhận thức và trầm cảm. Tiên lượng các rối loạn não trong bệnh ĐTĐ có thể được cải thiện sau khi điều trị đích con đường ĐTĐ làm tổn thương vi tuần hoàn. Những phương pháp điều trị bao gồm sử dụng các loại thuốc làm giảm các hợp chất dicarbonyl, tăng cường tín hiệu insulin não, hoặc cải thiện tính thấm hàng rào máu não.

vimach

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 19 Tháng 5 2020 17:36

Sử dụng thuốc lợi tiểu trong ICU

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Yến Linh - 

Những điểm chính:

Thuốc lợi tiểu không có vai trò để cải thiện chức năng thận hoặc kết cục ở bệnh nhân tổn thương thận cấp tính, mặc dù có thể đạt được lượng nước tiểu tăng, có thể có lợi ở những bệnh nhân bị quá tải dịch.

Thuốc lợi tiểu thường được kê cho bệnh nhân suy tim cấp, nhưng có thể có hại vì nhiều bệnh nhân không bị quá tải dịch mặc dù có phù phổi.

Điều trị kết hợp với các thuốc lợi tiểu khác nhau thường là cần thiết trong phù kháng trị, bao gồm suy tim tiến triển và bệnh gan mãn tính.

Trong bệnh thận mạn tính, nhóm metolazone, thiazide thường được kê đơn với furosemide để duy trì cân bằng dịch, nhưng có rất ít dữ liệu cho thấy lợi ích về tiên lượng tử vong hoặc bệnh tật.

Hiệu quả lợi tiểu dễ dàng đạt được hơn khi truyền liên tục thuốc lợi tiểu quai so với điều trị bằng bolus, nhưng không có bằng chứng về kết quả tốt hơn.

Giới thiệu

Thuốc lợi tiểu được sử dụng phổ biến nhất trong các trường hợp đặc trưng bởi tình trạng quá tải dịch (bao gồm suy tim, bệnh thận cấp tính và mãn tính, hội chứng thận hư và bệnh gan mãn tính) và tăng huyết áp mãn tính. Mặc dù được sử dụng thường xuyên nhưng vẫn không có sự chắc chắn về liều tối ưu, đường dùng (uống, tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch) và vai trò của liệu pháp phối hợp, đặc biệt là trong môi trường chăm sóc tích cực.

loitieuicu1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 29 Tháng 4 2020 15:30

Rối loạn đông máu trong bệnh xơ gan: biến chứng hoặc điều trị

  • PDF.

Bs. Trần Thị Thảo - 

Gan đóng vai trò trung tâm trong việc duy trì quá trình đông cầm máu vì là nơi tổng hợp phần lớn các protein cần thiết cho việc điều hòa đông máu và tiêu sợi huyết. Do đó, suy giảm chức năng tế bào gan có thể gây rối loạn quá trình đông cầm máu, bệnh nhân có nguy cơ bị chảy máu hoặc hình thành huyết khối. Bệnh nhân mắc bệnh gan tiến triển tăng nguy cơ chảy máu trong phẫu thuật/thủ thuật xâm lấn, như khi sinh thiết gan chảy máu đáng kể trên lâm sàng xảy ra ở 0.35% - 0.5% bệnh nhân; chảy máu sau phẫu thuật bụng thường gặp và tử vong đáng kể ở bệnh nhân xơ gan, chảy máu sau phẫu thuật chiếm 60% tổng số ca tử vong ở bệnh nhân này. Chảy máu trong phẫu thuật và sau phẫu thuật cũng là những biến chứng chính của ghép gan và là yếu tố chính gây tử vong ở những người nhận [7].

ROILOAN1

I. Cơ chế đông cầm máu bình thường

Bảng 1: Vị trí tổng hợp và chức năng của yếu tố đông máu, chống đông, protein tiêu sợi huyết và chống tiêu sợi huyết [5], [7]

dongmauxogan4

dongmauxogan1

dongmauxogan5

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 27 Tháng 4 2020 11:53

Xử lý đột quỵ trong bối cảnh COVID-19

  • PDF.

BsCKII Trần Lâm - 

Đại dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra là một thách thức chưa từng có đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu. Do số lượng bệnh nhân COVID-19 tăng theo cấp số nhân, nên các quy trình chăm sóc an toàn cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế là rất quan trọng. Điều này đặc biệt đúng do số lượng nhân viên y tế bị lây nhiễm bệnh ngày càng tăng, được cho là rất cao, lên tới 29% trong một ấn phẩm gần đây của Trung Quốc.

Nếu bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên phụ việc khác không được bảo vệ thì sẽ không ai có thể đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân. Do vậy, nhân viên y tế và gia đình của họ cần được bảo vệ, xử lý quá tải áp lực và bảo đảm sức khỏe tinh thần đầy đủ cho họ. Việc chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19 có thành công hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào những chiến lược an toàn hiệu quả và phòng ngừa cho nhân viên y tế.

dotquycovid1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 23 Tháng 4 2020 10:54

Công văn 1779/UBND-KGVX ngày 31/3/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

  • PDF.

Khoa YHNĐ - 

cv1779

 

Kính gửi:
– Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành của tỉnh;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 16/CTTTg ngày 31/3/2020 và chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Thông báo 726-TB/TU ngày 31/3/2020; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:

1. Tất cả cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 00 giờ ngày 01/4/2020 theo đúng nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020. Thực hiện nâng mức ứng phó trên địa bàn tỉnh lên cấp độ 3 (tăng cấp) theo qui định tại Kế hoạch số 58/KH-BCĐ ngày 29/3/2020 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Nam (trừ hoạt động điều trị).

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 10 Tháng 4 2020 14:30

You are here Đào tạo Tập san Y học