• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Bệnh lý thận và thai kỳ

  • PDF.

Bs Võ Thị Bích Ngọc - 

Trước đây, phụ nữ có bệnh lý thận mạn tính không được khuyến khích có thai vì những kết cục diễn tiến xấu trong thai kỳ cho mẹ và thai. Hiện nay, với sự hiểu biết sâu hơn về các cơ chế sinh bệnh, các bệnh thận trong thai kỳ được quản lý tốt hơn. Do đó, người bị bệnh thận vẫn có khả năng mang thai nếu được quản lý và theo dõi sát nhờ sự phối hợp giữa các Bác sĩ chuyên khoa thận và sản khoa. Một số bệnh lý thận thường gặp trong thai kỳ:

  • Viêm cầu thận cấp.
  • Hội chứng thận hư
  • Tổn thương thận cấp trong thai kỳ
  • Bệnh thận mạn tính trong thai kỳ

thanthai

Xem tiếp tại đây để biết thêm chi tiết.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 15 Tháng 7 2021 16:54

Tiếp cận chẩn đoán và điều trị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới

  • PDF.

Bs Võ Trần Cường - 

Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới (HKTMSCD) là tình trạng xuất hiện cục máu đông bên trong tĩnh mạch chi dưới, bao gồm các tĩnh mạch vùng cẳng chân, khoeo, đùi, các tĩnh mạch chậu và tĩnh mạch chủ dưới, gây tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần dòng máu trong lòng tĩnh mạch.

Theo tạp chí y khoa của Úc năm 2019, có ít nhất 17,000 người mắc HKTMSCD hằng năm. Ở Mỹ, khoảng 900,000 người bị ảnh hưởng mỗi năm do HKTMSCD (theo CDC 02/2020). Cũng theo CDC của Mỹ, mỗi năm có khoảng 60,000 – 100,000 người Mỹ chết vì HKTMSCD. Gần một nửa số bệnh nhân HKTMSCD sống chung với các biến chứng mạn tính.

I. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA TT HKTMSCD

  • Tình trạng ứ trệ: tuổi > 40, bất động, suy tim ứ huyết, đột quỵ, liệt, chấn thương tủy sống, tăng độ nhớt, đa hồng cầu, COPD nặng, gây tê, béo phì, giãn tĩnh mạch.
  • Tổn thương nội mạc: Tiền sử HKTMSCD, các đường truyền trung tâm, chấn thương, phẫu thuật.
  • Tăng đông: Ung thư, cường estrogen, ruột viêm, HC thận hư, nhiễm trùng, hút thuốc lá, có thai, các tình trạng tăng đông.

hktmscd1

 Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 11 Tháng 7 2021 09:31

Hướng dẫn lâm sàng xử trí xuất huyết tiêu hóa trên do loét dạ dày - tá tràng của Hoa Kỳ (ACG 2021)

  • PDF.

Bs Huỳnh Minh Nhật – 

Sau 9 năm ròng rã, ACG (Trường Đại học Tiêu hóa Hoa Kỳ) đã tung ra bản cập nhật xử trí xuất huyết tiêu hóa trên (XHTHT) do loét dạ dày - tá tràng thay thế cho hướng dẫn trước đó vào năm 2012. Bản hướng dẫn lần này có tổng cộng 16 điểm. Bên cạnh việc khẳng định lại một số điểm đã nêu trước đây, hướng dẫn còn đưa ra những điểm thú vị như vẫn không thể khuyến cáo nên hay không nên dùng PPI trước nội soi mặc dù hướng dẫn trước đó có thể xem xét sử dụng hay thời gian nội soi là 24 giờ đầu tính từ lúc biểu hiện chứ không còn khuyến cáo nội soi sớm trong vòng 12 giờ ở những bệnh nhân có các đặc điểm lâm sàng nguy cơ cao. Sau đây là tóm tắt xử trí xuất huyết tiêu hóa trên do loét dạ dày - tá tràng:

xutrixhth1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 01 Tháng 7 2021 20:09

Buồn nôn và nôn nghén trong thai kỳ

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh - 

Buồn nôn và nôn nghén trong thai kỳ là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai với tần suất hay gặp ở buồn nôn khoảng 50-80% trong thai kỳ và 50% liên quan đến nôn nghén. Tỷ lệ tái phát ở thai kỳ tiếp theo có thể dao động khoảng 15- 81%. Nó có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của người phụ nữ và có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Việc chẩn đoán và phát hiện sớm có thể ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng cho mẹ và thai..Buồn nôn và nôn nghén khi mang thai cần phải chẩn đoán phân biệt với một số nguyên nhân khác liên quan đến tiêu hóa, thần kinh, nội tiết, chuyển hóa…

Với mức độ nhẹ, các phụ nữ mang thai có thể thay đổi lối sống và chế độ ăn uống hợp lý. Ngoài ra, có một số liệu pháp hỗ trợ không cần dùng thuốc. Một số thuốc có thể dùng được tương đối an toàn trong thai kỳ để chống nôn. Các trường hợp nặng, cần nhập viện để điều chỉnh rối loạn điện giải cũng như bổ sung thay thế liệu pháp đường uống cũng như phòng ngừa hội chứng Wernick do thiếu vitamin B1. Các bài báo của RCOG 2016 và ACOG 2018 cũng cập nhật một số biện pháp để chẩn đoán và điều trị nôn nghén trong thai kỳ cho các thai phụ.

bnon

Muốn biết thêm chi tiết xin đọc tại đây.

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 28 Tháng 6 2021 18:16

Tóm tắt khuyến cáo điều trị suy tim EF giảm cuả Hội tim mạch Canada 2021 (CCS 2021)

  • PDF.

Bs Trương Duy Nghĩa - 

1. Trong trường hợp không có chống chỉ định, bệnh nhân suy tim EF giảm nên được điều trị bằng liệu pháp kết hợp, bao gồm các loại thuốc sau:

a. ARNI (hoặc ACEI / ARB)

b. Chẹn β

c. MRA (thuốc đối kháng thụ thể corticoid khoáng)

d. Thuốc ức chế SGLT2.

(Khuyến cáo mạnh; mức chứng cứ trung bình)

2. Ưu tiên sử dụng thuốc liều tối ưu đã được chứng minh là có lợi trên lâm sàng. Nếu những liều này không thể đạt được thì sử dụng liều tối đa có thể dung nạp được.

(Khuyến cáo mạnh; mức chứng cứ cao)

3. Nên sử dụng ARNI (Angiotensin Receptor–Neprilysin Inhibitor) thay cho ACEI (thuốc ức chế men chuyển) hoặc ARB (thuốc chẹn thụ thể agiotensin) cho bệnh nhân suy tim EF giảm, bệnh nhân vẫn còn triệu chứng mặc dù đã điều trị nội khoa tối ưu, nhằm làm giảm triệu chứng, tử vong do biến cố tim mạch và số lần nhập viện do suy tim.

(Khuyến cáo mạnh; mức chứng cứ cao)

kc2021

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 24 Tháng 6 2021 15:37

You are here Đào tạo Tập san Y học