• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Đánh giá và quản lý chứng chán ăn và suy mòn trong chăm sóc giảm nhẹ

  • PDF.

Bs. Trịnh Thị Lý - 

GIỚI THIỆU

Hyppocrates đã mô tả một hội chứng suy kiệt và mất nhận thức tiến triển ở những bệnh nhân ốm và sắp chết. Bắt nguồn từ từ “kakos” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “những điều tồi tệ” và hexus có nghĩa là “trạng thái hiện hữu” thuật ngữ “suy mòn” đã được sử dụng để mô tả việc sụt cân. Từ “an” có nghĩa là “không có” và “orexis” có nghĩa là “thèm ăn, ham muốn”, từ “anoxeria” được sử dụng để mô tả sự chán ăn. Suy mòn là một trạng thái tăng trao đổi chất được xác định là sự mất nhanh cơ xương trong bối cảnh phản ứng viêm mãn tính, được mô tả tốt nhất trong bối cảnh ung thư nhưng cũng được thấy trong các bệnh mãn tính tiến triển khác bao gồm AIDS, suy tim, và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Mặc dù những thay đổi về thành phần cơ thể không giống nhau trong tất cả các trạng thái bệnh này, nhưng thuật ngữ suy mòn được sử dụng trong tất cả các trường hợp này.

Chán ăn và sụt cân thường gặp ở những bệnh nhân mắc một căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng như ung thư. Tuy nhiên sự sụt cân nghiêm trọng ở bệnh nhân suy mòn do ung thư không phải hoàn toàn là do lượng calo dung nạp kém. Trái ngược với tình trạng đói đơn thuần, được đặc trưng bởi sự thiếu hụt calo mà có thể được đảo ngược bằng cách cho ăn thích hợp, tình trạng suy mòn không thể đảo ngược bằng cách bổ sung calo.

Đánh giá chủ đề này sẽ bao gồm chẩn đoán, đánh giá và quản lý chứng chán ăn và suy mòn ở bệnh nhân chăm sóc giảm nhẹ. Đánh giá chi tiết hơn về các đặc điểm lâm sàng, cơ chế bệnh sinh và cách quản lý chứng chán ăn và suy mòn liên quan đến ung thư.

understanding-cachexia

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 06 Tháng 9 2021 16:44

Những thay đổi về thực hành lâm sàng trong can thiệp tim mạch dựa trên bằng chứng

  • PDF.

Bs Nguyễn Tấn Hạnh - 

Các thủ thuật can thiệp tim mạch đã phát triển và mở rộng nhanh chóng về phạm vi cũng như kĩ thuật trong vài thập kỷ qua. Bên cạnh những khía cạnh trong thực hành lâm sàng đã được kiểm chứng qua những nghiên cứu có giá trị, một số phương pháp từ lâu đến nay vẫn tiếp tục được áp dụng dựa trên giả thuyết của các bác sỹ lâm sàng. Bài viết này sẽ tóm tắt và nhấn mạnh những phương pháp điều trị, sự chuẩn bị trước, trong và sau thủ thuật dựa trên những bằng chứng mới nhất nhằm ủng hộ hay sửa đổi những giả thuyết ảnh hưởng đến việc thực hành lâm sàng trước đây.

I. ĐIỀU TRỊ TRƯỚC CAN THIỆP

1. Nhịn ăn trước thủ thuật

Những bệnh nhân chuẩn bị can thiệp thường được cho nhịn ăn qua đêm hoặc trong nhiều giờ. Có 2 lý do chính cho việc nhịn ăn bao gồm: (1) Nôn thường xảy ra khi sử dụng các loại thuốc cản quang ion hóa, áp lực thẩm thấu cao, do vậy có thể dẫn tới nguy cơ viêm phổi hít, đặc biệt ở những bệnh nhân được an thần do phản xạ bảo vệ đường thở giảm đi. (2) Dự phòng hiện tượng nôn gây viêm phổi hít khi đặt nội khí quản do các biến chứng khi can thiệp.

Tuy nhiên, cho đến hiện tại không có bằng chứng nào đủ mạnh để ủng hộ việc nhịn ăn kéo dài ở những bệnh nhân can thiệp được an thần. Bằng chứng của nôn hay nguy cơ phẫu thuật cấp cứu ở những bệnh nhân được can thiệp hiện tại rất thấp. Ngoài ra, nhịn ăn kéo dài có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn ở một số bệnh nhân nhạy cảm. Hội Gây Mê Hoa Kỳ (2017) khuyến cáo rút ngắn thời gian nhịn ăn hơn là nhịn ăn qua đêm, những thức uống lỏng và bữa ăn nhẹ được khuyến cáo trước thủ thuật lần lượt 2 giờ và 6 giờ. Việc nhịn ăn trước thủ thuật nên được cân nhắc và có thể không cần thiết ở những bệnh nhân chỉ gây tê tại chỗ, không an thần, ở những bệnh nhân đó phản xạ bảo vệ đường thở bình thường và không có yếu tố nguy cơ viêm phổi hít.

THLS

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 05 Tháng 9 2021 19:20

Chăm sóc bệnh nhân bị “Hội chứng hậu COVID-19”

  • PDF.

BsCKII Trần Lâm - 

Mở đầu:

Hầu hết bệnh nhân mắc COVID-19 đều hồi phục trong vòng vài tuần sau khi bị bệnh, tuy nhiên, một số người lại gặp phải “Hội chứng hậu COVID-19” (post-COVID-19 syndrome). Hội chứng hậu COVID-19 được định nghĩa là một loạt các vấn đề sức khỏe mới, đang trở lại hoặc đang diễn ra mà bệnh nhân có thể mắc phải sau ≥ 4 tuần kể từ lần đầu tiên bị nhiễm COVID-19. Khung thời gian từ 4 tuần trở lên là ước tính gần đúng về các tác động xảy ra ngoài giai đoạn cấp, nhưng khoảng thời gian này có thể thay đổi khi chúng ta biết nhiều hơn về COVID-19.

Về mặt thuật ngữ, “Hội chứng hậu COVID-19” còn có thể được gọi là “Các tình trạng hậu COVID”, “COVID kéo dài”, “COVID-19 sau giai đoạn cấp”, “Ảnh hưởng lâu dài của COVID” hoặc “COVID mạn”,...

Ngay cả những người không có các triệu chứng COVID-19 trong những ngày hoặc vài tuần sau khi họ bị nhiễm virus SARS-CoV-2 cũng có thể mắc Hội chứng hậu COVID-19. Hội chứng này có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau với sự kết hợp của các vấn đề sức khỏe trong các khoảng thời gian khác nhau.

Riêng ở trẻ em và thanh thiếu niên, mặc dù COVID cấp có thể ít nghiêm trọng hơn so với người trưởng thành, nhưng bệnh có thể dẫn đến nhiều kết cục có thể từ bán cấp đến nặng. Ảnh hưởng lâu dài do nhiễm SARS-CoV-2 có thể là đáng kể, bất kể mức độ nghiêm trọng của bệnh ban đầu.

haucovid

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 05 Tháng 9 2021 18:45

Hội chứng gan phổi

  • PDF.

BS. Trần Thị Minh Thịnh - 

I. Đại cương

Hội chứng gan phổi (HPS: Hepatopulmonary syndrome) hiện nay chưa được hiểu rõ và thường xác định muộn. HPS định nghĩa là một khiếm khuyết trong quá trình oxy hóa động mạch gây ra bởi sự hiện diện giãn mạch trong phổi (IPVD: intrapulmonary vascular dilatations) trong bối cảnh của bệnh gan. Năm 1884, Flückiger lần đầu tiên mô tả trường hợp một phụ nữ bị xơ gan, tím tái và ngón tay dùi trống, có thể tương ứng với một bệnh nhân với HPS. Thuật ngữ HPS được đặt ra bởi Kennedy và Knudson vào năm 1977. Các định nghĩa mới cho hội chứng được đề xuất bởi Krowka, Cortese và Rodríguez Roisin vào đầu những năm 90. Hội chứng gan phổi được mô tả như một hội chứng đặc trưng bởi bộ ba lâm sàng bao gồm sự hiện diện của bệnh gan mãn tính, trao đổi khí bất thường, cuối cùng dẫn đến giảm oxy máu và sự hiện diện của IPVD, không có sự hiện diện của bệnh phổi nội tại. Krowka và cộng sự đã thêm độ chính xác vào định nghĩa, quan sát rằng hội chứng có thể cùng tồn tại mắc bệnh tim phổi và cũng có thể xuất hiện ở các trường hợp viêm gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa không liên quan bị xơ gan, thiếu alpha 1 antitrypsin và Bệnh Wilson.

Cho đến năm 1988, HPS được coi là chống chỉ định ghép gan. Tuy nhiên, sau đó, người ta quan sát thấy rằng việc cấy ghép dẫn đến sự đảo ngược trong tình trạng giảm oxy máu và tỷ lệ sống sót sau ghép gan ở mức khoảng 70%. Như vậy hội chứng gan phổi là một chỉ định trong ghép gan.

hcganphoi1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 25 Tháng 8 2021 17:25

Hướng dẫn 2021 của EAN và EFNR về dược lý hỗ trợ trong phục hồi chức năng vận động sớm sau đột quỵ thiếu máu não cấp

  • PDF.

Bs Nguyễn Quốc Thái - 

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất trên thế giới gây tử vong và giảm / mất khả năng vận động. Tuy nhiên, vẫn còn rất ít chiến lược điều trị nhằm cải thiện tình trạng suy giảm vận động trong giai đoạn trung gian, sau pha cấp của đột quỵ. Những tiến bộ đầy hứa hẹn gần đây trong khoa học cơ bản đã mang lại những cơ hội mới để nghiên cứu vai trò của dược lý hỗ trợ trong phục hồi chức năng thần kinh sớm sau đột quỵ.

Phục hồi thần kinh là một quá trình năng động đa yếu tố và nổi bật nhất trong 30 ngày đầu sau khi khởi phát đột quỵ. Sự mềm dẻo thần kinh là sự hỗ trợ sinh học của quá trình phục hồi não, bao gồm tất cả các cơ chế tái tổ chức tế bào thần kinh, đó là sự hình thành khớp thần kinh, phát triển đuôi gai, nảy mầm của sợi trục, hình thành các con đường giải phẫu mới với các chức năng tương tự như những con đường bị tổn thương, kích hoạt các khớp thần kinh chức năng. Các quá trình trao đổi chất, viêm và di truyền này xảy ra trong một trình tự thời gian cụ thể, phụ thuộc vào thời gian trôi qua kể từ khi khởi phát đột quỵ. Kiến thức toàn diện về trình tự này và về kết nối giữa các quá trình này là rất quan trọng bởi vì các liệu pháp dược lý hoặc không dùng thuốc chỉ có khả năng giảm thiểu tình trạng tàn tật nếu chúng được áp dụng đúng lúc. Can thiệp dược lý có thể khắc phục cơ chế ức chế và kích thích sự mềm dẻo thần kinh theo nhiều cách. Tính mềm dẻo của thần kinh đại diện cho trung tâm cốt lõi của phục hồi chức năng sau đột quỵ.

phuchoi3

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 23 Tháng 8 2021 08:00

You are here Đào tạo Tập san Y học