• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Chẩn đoán và xử trí huyết khối tĩnh mạch não

  • PDF.

Bs Võ Trần Cường - 

I. ĐỊNH NGHĨA VÀ SINH LÝ BỆNH

Huyết khối tĩnh mạch não (HKTMN) là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ ở người trẻ tuổi (với độ tuổi trung bình là 33 tuổi), và thường xảy ra ở nữ giới. HKTMN thường xảy ra do tắc hoàn toàn hoặc một phần các xoang tĩnh mạch não lớn (huyết khối xoang tĩnh mạch não) hoặc tĩnh mạch vỏ não (huyết khối tĩnh mạch vỏ não). 

HKTMN thường bị bỏ sót hoặc được chẩn đoán muộn vì triệu chứng giống với các bệnh thần kinh cấp tính khác, và thường được chẩn đoán bằng hình ảnh học. HKTMN được phát hiện ở 9,3% bệnh nhân khi khám nghiệm tử thi, cho thấy rằng bệnh lý này thường bị bỏ sót.

HKTMN thường có tiên lượng tốt nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Phương pháp điều trị trong giai đoạn cấp chủ yếu là kháng đông heparin đường tiêm. Nhưng nếu triệu chứng xấu đi mặc dù đã được điều trị nội khoa tối ưu thì có thể được xem xét điều trị nội mạch (lấy huyết khối nội mạch hoặc tiêu sợi huyết tại chỗ) hoặc phẫu thuật thần kinh (phẫu thuật mở sọ giải áp).

HKTMN chiếm 0,5–1,0% các trường hợp nhập viện vì đột quỵ não và phổ biến hơn ở phụ nữ (gấp ba lần so với nam giới), có lẽ một phần do HKTMN liên quan đến vấn đề mang thai, tuổi dậy thì và sử dụng thuốc tránh thai có chứa estrogen.

huyetkhoi tmnao

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 01 Tháng 11 2021 14:48

So sánh các liệu pháp điều trị nội khoa trong lạc nội mạc tử cung

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh - 

Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý phụ khoa mạn tính, phức tạp, dễ tái phát, trong đó có sự hiện diện của mô giống mô tuyến ở nội mạc tử cung và mô đệm tùy hành nằm ngoài buồng tử cung. Sự hiện diện mô lạc chỗ này thúc đẩy sự hình thành các phản ứng viêm mãn tính và là bệnh lý phụ thuộc estrogen.

Bệnh lạc nội mạc tử cung bao gồm các thể: lạc nội mạc tử cung ở phúc mạc, lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng, lạc nội mạc tử cung sâu, bệnh tuyến cơ tử cung (hay còn gọi là lạc nội mạc tử cung vào cơ tử cung); các thể lạc nội mạc tử cung thường đi kèm với nhau trên cùng một bệnh nhân.

Tần suất mắc bệnh không được biết chính xác, ước tính khoảng 10% phụ nữ độ tuổi sinh sản bị lạc nội mạc tử cung. Trong số bệnh nhân lạc nội mạc tử cung có khoảng 40-82% phụ nữ bị đau vùng chậu mạn tính, 50% phụ nữ lạc nội mạc tử cung bị ảnh hưởng gây hiếm muộn vô sinh, 17-48% là các khối lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng.

Lâm sàng có thể không có triệu chứng, nhưng lạc nội mạc tử cung thường hay xuất hiện trong bệnh cảnh đau vùng chậu, hiếm muộn, hoặc kết hợp cả hai. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. Bệnh đòi hỏi một kế hoạch điều trị dài hạn với mục tiêu tối ưu hóa điều trị nội khoa tránh lặp đi lặp lại các can thiệp ngoại khoa.

sosanhnmtc

Muốn biết thêm chi tiết xin đọc thêm tại đây.

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 24 Tháng 10 2021 09:26

Quan điểm hiện nay về xử trí các biến chứng cơ học của nhồi máu cơ tim cấp

  • PDF.

Bs CKII Trần Lâm - 

CÁC TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG

Trường hợp 1: Bệnh nhân (BN) nam, 78 tuổi, được chuyển khẩn cấp đến bệnh viện do vỡ vách liên thất (VSR) sau nhồi máu cơ tim (NMCT). Ba tuần trước nhập viện, bệnh nhân có một cơn đau ngực nặng kéo dài vài giờ, và khó thở tiến triển. Khám thực thể lúc nhập viện: Nhịp tim 101/phút, nhiệt độ 35,7°C, thở 22 nhịp /phút, huyết áp (HA) 118/87mm Hg. Nghe tim phát hiện một tiếng thổi toàn tâm thu thô 4/6 vùng trước tim, nhưng rõ nhất ở bờ ức trái, rung miu tâm thu (+), gallop S3 (+), tăng áp lực tĩnh mạch cổ, và giảm thông khí ở đáy phổi phải. ECG cho thấy sóng Q bất thường ở các chuyển đạo DII, DIII và aVF. Siêu âm tim qua thành ngực phát hiện thất trái giãn và vô động ở phần đáy của thành dưới và thành sau, có 1 lỗ vỡ vách liên thất lớn (14mm) ở phần sau đáy, shunt trái - phải (hình) với chênh áp 58mm Hg. Bệnh nhân được chụp mạch vành cấp cứu, ghi nhận bệnh lý thân chung và 3 nhánh mạch vành, với tắc toàn bộ đoạn giữa động mạch vành ((ĐMV) phải có tuần hoàn bàng hệ (hình).

bchungcohoc1

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 23 Tháng 10 2021 09:47

Khuyến cáo của chuyên gia về việc xử trí bệnh nhân cần chăm sóc nha khoa ở giai đoạn ngừng phong tỏa trong bối cảnh đại dịch Covid-19

  • PDF.

Bs CK1 Ngô Thị Thu Thảo - 

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Hội đồng quốc gia thuộc Hiệp hội Nha sĩ Cộng hòa Pháp đã thành lập Ủy ban khoa học gồm đại diện của giới trí thức, các trường đào tạo nghề quốc gia và các đại học giảng dạy kết hợp viện-trường. Nhóm làm việc gồm các thành viên thuộc Ủy ban khoa học này và đại diện của giới khoa học trong các lĩnh vực truyền nhiễm học (infectiologie), virus học (virologie), vệ sinh (hygiène) và dịch tễ học (épidémiologie) đã đề ra các khuyến cáo. Sau đó, toàn bộ khuyến cáo được gửi đến chuyên gia thuộc các cơ sở chuyên nghiệp đa lĩnh vực để đánh giá, bình luận và đề xuất sửa chữa. Bản thảo cuối cùng được Bộ Y tế Pháp thông qua. Phiên bản 1 đăng ngày 6/5/2020, phiên bản 2 đăng ngày 16/6/2020, phiên bản 3 đăng ngày 15/7/2020, xuất bản ngày 02/9/2021 trên tạp chí L'Information Dentaire số 30, năm 2021.

NGUYÊN TẮC CHUNG

Virus SARS-CoV-2 có thể lây truyền từ những người đã nhiễm (personne déjà infectée), đã/đang phát bệnh (malade) hoặc đang mang mầm bệnh mà không có triệu chứng (porteur asymptomatique), chủ yếu theo đường trực tiếp từ các phân tử được phát ra ngoài khi ho (la toux), hắt hơi (l'éternuement) hay nói chuyện; hoặc lây truyền gián tiếp khi tiếp xúc với các bề mặt cố định đã bị nhiễm từ trước. Do đó, để phòng tránh lây nhiễm SARS-CoV-2, cần dự phòng các loại hạt nhỏ (gouttelettes) và các hình thức tiếp xúc kể trên.

Lây truyền vi rút SARS-CoV-2 qua khí dung (aérosol) không phải là đường lây truyền chính nhưng cần lưu ý trong một số tình huống chăm sóc y tế, trong đó có nha khoa. Thực tế, nhiều trang thiết bị sử dụng trong thực hành nha khoa có thể tạo ra các giọt bắn hoặc khí dung tiềm tàng nguy cơ lây nhiễm.

nhakhoacovid

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 05 Tháng 10 2021 19:41

Viêm phổi SARS-CoV-2 - liên kết thụ thể và bệnh học miễn dịch tại phổi

  • PDF.

Bs Lê Văn Tuấn - 

Vào tháng 12 năm 2019, một loại coronavirus mới ở người (HCoV) đã được xác định và được đặt tên là Coronavirus-2 gây hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS-CoV-2), do nó tương tự như Coronavirus gây hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS-CoV).

SARS-CoV-2 gây ra một căn bệnh có tên là bệnh coronavirus 19 (COVID-19), với các triệu chứng chính là ho, mệt mỏi, chán ăn, đau cơ, thiếu máu và tiêu chảy. Mặc dù hầu hết bệnh nhân COVID-19 có các triệu chứng vừa phải và hồi phục nhanh chóng, một số bệnh nhân phát triển hội chứng suy hô hấp cấp COVID 19 (CARDS). Trái ngược với hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), CARDS ban đầu được đặc trưng bởi tình trạng giảm oxy máu nghiêm trọng liên quan đến độ đàn hồi tương đối của phổi cho đến khi phát triển các giai đoạn nặng hơn. Bệnh nhân có thể có biểu hiện khá thoải mái về mặt lâm sàng với "giảm oxy máu thầm lặng" trong giai đoạn đầu. Hơn nữa, sự khác biệt giữa các giá trị cận lâm sàng và hình ảnh trình bày không phải là hiếm. CARDS có thể được trình bày thành hai loại phụ: loại H (độ đàn hồi cao tương tự như ARDS thông thường) và loại L (độ đàn hồi thấp) và việc nhận biết chúng dựa trên các đặc điểm chụp CT, có thể là điều tối quan trọng để cung cấp dịch vụ chăm sóc thích hợp. Thông thường, loại L gặp trước loại H, hiếm khi xuất hiện như là dạng chính của viêm phổi SARS-CoV-2 nặng. Sự không phù hợp về thông khí-tưới máu với các vùng không gian chết chủ yếu trên các phần của phổi có thể là một dấu hiệu của CARDS. Một nghiên cứu ủng hộ rằng việc huy động phế nang tốt hơn và oxy hóa nhiều hơn sẽ đạt được với giá trị PEEP cao ngay cả ở phân nhóm L có nguy cơ cao về tổn thương huyết động và phế nang.

vpcovid17

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 26 Tháng 9 2021 12:06

You are here Đào tạo Tập san Y học