• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Theo dõi chống đông tại đơn vị Chăm sóc đặc biệt

  • PDF.

Bs Nguyễn Hoàng Kim Ngân -

TỔNG QUAN

Những bệnh nhân mắc bệnh lý nguy kịch thường có biến chứng giảm đông và tăng đông thay đổi đòi hỏi phải theo dõi sát và điều trị bằng thuốc chống đông để ngăn ngừa hoặc điều trị sự hình thành cục máu đông không phù hợp. Bắt buộc phải hiểu các giai đoạn khác nhau của quá trình đông máu và nơi mỗi thuốc phát huy tác dụng điều trị của nó. Các xét nghiệm đông máu thông thường được sử dụng để theo dõi các khu vực của dòng thác đông máu và các hiệu quả mà thuốc chống đông máu thể hiện. Nhiều xét nghiệm đông máu mới cũng đang được phát triển. Mục đích của bài tổng quan mô tả này là để đánh giá các xét nghiệm đông máu thường được sử dụng để theo dõi chống đông máu trong khi điều trị tại đơn vị chăm sóc đặc biệt.

Bệnh nhân mắc bệnh nguy kịch thường có di chứng giảm đông và tăng đông thay đổi đòi hỏi phải theo dõi cường độ cao và điều trị bằng thuốc chống đông để ngăn ngừa hoặc điều trị sự hình thành cục máu đông không phù hợp. Các tác nhân như các dẫn xuất của heparin gồm heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH) và heparin không phân đoạn (UFH), và warfarin thường được sử dụng trong đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) cho cả mục đích phòng ngừa và điều trị cục máu đông. Ngoài ra, bệnh nhân thường đến ICU với phác đồ chống đông máu tại nhà như thuốc chống đông máu đường uống trực tiếp (DOACs) và xác định yêu cầu đảo ngược tác dụng của chúng được chỉ định. Dòng thác đông máu (Hình 1) là khía cạnh được quan tâm khi xác định các lý do có thể có đối với rối loạn đông máu của bệnh nhân cũng như phạm vi mà mỗi loại thuốc chống đông máu phát huy tác dụng điều trị của nó. Khi đánh giá thuốc chống đông máu, bác sĩ lâm sàng phải phân biệt và hiểu cả dữ liệu định lượng và chức năng để đánh giá tác dụng dược động học mà liệu pháp đang sử dụng. Mục đích của bài tổng quan mô tả này là để đánh giá các xét nghiệm đông máu được sử dụng phổ biến để theo dõi chống đông máu khi điều trị tại ICU.

chongdongicu

Hình 1. Dòng thác đông máu bao gồm các yếu tố hoạt hóa tiếp xúc, yếu tố mô, và con đường chung

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 28 Tháng 4 2022 12:07

Quản lý toan chuyển hóa trong ICU: natri bicarbonate và liệu pháp thay thế thận

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Yến Linh - 

Giới thiệu

Nhiễm toan chuyển hóa là một quá trình gây ra bởi sự gia tăng các axit yếu hoặc giảm sự chênh lệch các ion mạnh (SID) [1]. Protein huyết thanh, albumin và photphat vô cơ được coi là axit yếu. Các ion mạnh, chẳng hạn như Na +, K +, Ca2 +, Mg2 + và Cl-, tồn tại ở trạng thái ion hóa hoàn toàn trong dịch cơ thể. SID là sự hiện diện của quá mức các cation hơn anion mạnh, và giá trị bình thường trong huyết tương là 42 mEq / l. Phương pháp để định lượng nhiễm toan chuyển hóa bằng cách sử dụng SID và các axit yếu đã được Stewart giới thiệu trong những năm 1980 và vẫn còn tạo ra tranh luận trong ứng dụng lâm sàng của nó [2]. Cơ sở kiềm dư trong huyết tương được sử dụng rộng rãi để xác định một thành phần chuyển hóa của nhiễm toan trong thực hành lâm sàng. Phương pháp tiếp cận kiềm dư được chứng minh là tương đương với phương pháp tiếp cận SID của Stewart trong việc định lượng tình trạng acid-base ở những bệnh nhân nặng [3].

bicacbonat

Nhiễm toan chuyển hóa được chia thành cấp tính và mãn tính. Mặc dù định nghĩa không rõ ràng, nhiễm toan chuyển hóa cấp tính xảy ra trong vòng vài ngày. Nhiễm toan mãn tính là một tình trạng kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng năm [4]. Trong chương này, chúng tôi tập trung vào nhiễm toan chuyển hóa ở bệnh nhân đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) và cung cấp thông tin cập nhật từ các nghiên cứu lâm sàng được công bố gần đây.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 27 Tháng 4 2022 21:39

Tăng cường phục hồi sau phẫu thuật

  • PDF.

(ERAS: Enhanced recovery after surgery)

Bs. Hồ Thiên Diễm - 

GIỚI THỆU

Tăng cường phục hồi sau phẫu thuật (ERAS: Enhanced recovery after surgery) là chiến lược chăm sóc toàn diện kết hợp đa phương thức để giảm các biến chứng sau phẫu thuật và đạt được sự phục hồi sớm cho bệnh nhân. Các chiến lược này bao gồm ba giai đoạn trước, trong, sau phẫu thuật với sự tham gia của các chuyên ngành nội khoa, ngoại khoa, gây mê, hồi sức, phục hồi chức năng,…nhằm tối ưu hóa quá trình điều trị giúp hồi phục tốt và nhanh chóng, giảm thiểu thời gian nằm viện.

hoiphucmo

Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật

Bệnh nhân được khám và điều trị các bệnh lý nội khoa, nhiễm trùng,…được thông báo đầy đủ các thông tin về cuộc phẫu thuật và chuẩn bị trước phẫu thuật: nhịn ăn, vệ sinh, thụt tháo,…

Bác sĩ Gây mê khám tiền mê và đưa ra đánh giá trước phẫu thuật nhằm xác định các yếu tố nguy cơ và bệnh lý kèm theo. Điều này cho phép lựa chọn kỹ thuật phẫu thuật, gây mê ,lựa chọn nơi điều dưỡng sau phẫu thuật. Các bệnh mãn tính như đái tháo đường, hen suyễn, tăng huyết áp, thiếu máu và bệnh tim thiếu máu cục bộ, cần được chẩn đoán và đưa ra một kế hoạch tối ưu hóa phù hợp.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 27 Tháng 4 2022 20:44

Chẩn đoán và điều trị bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường (ADA 2022)

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Hải - 

Bệnh thần kinh đái tháo đường (ĐTĐ) là biến chứng mãn tính phổ biến nhất của ĐTĐ, cả típ 1 và típ 2, đồng thời ảnh hưởng đến những người tiền đái đường và những người trẻ tuổi mắc ĐTĐ, với tỷ lệ mắc phải ước tính vượt quá 50% ở bệnh nhân mắc ĐTĐ. Trong số các dạng bệnh lý thần kinh khác nhau, bệnh thần kinh ngoại biên do ĐTĐ (diabetic peripheral neuropathy - DPN) là bệnh phổ biến nhất và có cơ sở bằng chứng tin cậy nhất liên quan đến các phương pháp điều trị.

Có một số khác biệt về mặt dịch tễ học giữa DPN ở bệnh ĐTĐ típ 1 và típ 2, mặc dù không có sự khác biệt lớn về cấu trúc trong bệnh lý thần kinh. Như đã được chứng minh bởi DCCT (Thử nghiệm kiểm soát và tuân thủ bệnh ĐTĐ), tỷ lệ hiện mắc bệnh DPN thấp ở những người mắc ĐTĐ típ 1 mới được chẩn đoán và sớm (thời gian <10 năm). Tỷ lệ hiện mắc sau đó tăng lên theo thời gian mắc bệnh lên đến 34% sau ~ 25 năm, như được ghi lại trong nghiên cứu EDIC (Dịch tễ học về các can thiệp và biến chứng của ĐTĐ). Tỷ lệ tương tự đã được báo cáo trước đó bởi EURODIAB IDDM (Nghiên cứu về các biến chứng phụ thuộc vào insulin ở Châu Âu) ở những người được chọn ngẫu nhiên mắc ĐTĐ típ 1 với thời gian tương tự từ 16 quốc gia Châu Âu. Hơn nữa, dữ liệu từ các nhóm thuần tập hiện đại phản ánh các tiêu chuẩn chăm sóc hiện tại ở cả hai bờ Đại Tây Dương cũng cho kết quả tương tự.

ngoaibien5

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 04 Tháng 4 2022 20:14

Các chiến lược chu phẫu để giảm các biến chứng phổi sau phẫu thuật

  • PDF.

Bs Võ Văn Phong - 

1. Giới thiệu

Biến chứng phổi sau phẫu thuật (PPCs) là một yếu tố đáng kể dẫn đến kết cục xấu của bệnh nhân. Tỷ lệ PPCs từ 2.0% đến 5.6% trong tổng số các phẫu thuật. Gần 25% trường hợp tử vong sau phẫu thuật xảy ra trong tuần đầu tiên có liên quan đến PPCs. Hậu quả của PPCs là nghiêm trọng,có thể tăng tỷ lệ mắc bệnh, tử vong của bệnh nhân, nguy cơ nhập viện trở lại và thời gian nằm viện lâu hơn. Với mức độ phổ biến của PPCs và sự gia tăng các phẫu thuật, nghiên cứu về PPC có liên quan về mặt y tế.

Định nghĩa về PPC khác nhau nhưng bao gồm co thắt phế quản, xẹp phổi, đợt cấp của các bệnh phổi mạn tính, nhiễm trùng (viêm phế quản và viêm phổi), thở máy kéo dài và suy hô hấp. Các định nghĩa mở rộng của PPCs cũng có thể bao gồm viêm phổi, xẹp phổi, co thắt phế quản, đợt cấp của COPD, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi và các tắc nghẽn đường thở trên khác nhau.

chuphau

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 31 Tháng 3 2022 20:25

You are here Đào tạo Tập san Y học