• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Quản lý CO2 trong chấn thương não cấp, từ lý thuyết đến thực hành

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Yến Linh - 

Giới thiệu

Tăng thông khí là một con dao hai lưỡi trong chiến lược kiểm soát thể tích nội sọ và do đó làm giảm áp lực nội sọ (ICP) sau tổn thương não cấp tính. Tác động của tăng thông khí là do gây ra nhiễm kiềm quanh mạch, tạo ra sự co mạch và do đó làm giảm lưu lượng máu não (CBF). Mặc dù hiệu ứng này chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, tăng thông khí tiềm ẩn nguy cơ thiếu máu não. Mặc dù tất cả bệnh nhân bị chấn thương sọ não nặng (TBI) đều được điều trị bằng thở máy, mục tiêu là áp suất riêng phần của CO2 trong máu động mạch (PaCO2) vẫn chưa được xác định rõ ràng và không có đủ bằng chứng để ủng hộ bất kỳ khuyến nghị nào. Ngay cả các hướng dẫn mới nhất và các tài liệu đồng thuận đều nêu rõ rằng ở những bệnh nhân bị TBI nặng, nên duy trì CO2 bình thường (PaCO2 35–45 mmHg) và với mức độ bằng chứng thấp, việc giảm thông khí dự phòng kéo dài không được khuyến cáo. Mục tiêu PaCO2 là ≈36–40 mmHg đã được báo cáo bởi các bác sĩ lâm sàng, khi có ICP tăng, mục tiêu này thường được hạ thấp đến ≈30–35 mmHg. Trong chương này, bắt đầu từ các khái niệm sinh lý học, các bằng chứng xung quanh việc quản lý PaCO2 trong TBI sẽ được xem xét và một số dữ liệu hiện nay về thực hành sử dụng tăng thông khí trong TBI sẽ được trình bày.

co2

Đọc thêm...

Quản lý CO2 trong chấn thương não cấp, từ lý thuyết đến thực hành

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Yến Linh - 

Giới thiệu

Tăng thông khí là một con dao hai lưỡi trong chiến lược kiểm soát thể tích nội sọ và do đó làm giảm áp lực nội sọ (ICP) sau tổn thương não cấp tính. Tác động của tăng thông khí là do gây ra nhiễm kiềm quanh mạch, tạo ra sự co mạch và do đó làm giảm lưu lượng máu não (CBF). Mặc dù hiệu ứng này chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, tăng thông khí tiềm ẩn nguy cơ thiếu máu não. Mặc dù tất cả bệnh nhân bị chấn thương sọ não nặng (TBI) đều được điều trị bằng thở máy, mục tiêu là áp suất riêng phần của CO2 trong máu động mạch (PaCO2) vẫn chưa được xác định rõ ràng và không có đủ bằng chứng để ủng hộ bất kỳ khuyến nghị nào. Ngay cả các hướng dẫn mới nhất và các tài liệu đồng thuận đều nêu rõ rằng ở những bệnh nhân bị TBI nặng, nên duy trì CO2 bình thường (PaCO2 35–45 mmHg) và với mức độ bằng chứng thấp, việc giảm thông khí dự phòng kéo dài không được khuyến cáo. Mục tiêu PaCO2 là ≈36–40 mmHg đã được báo cáo bởi các bác sĩ lâm sàng, khi có ICP tăng, mục tiêu này thường được hạ thấp đến ≈30–35 mmHg. Trong chương này, bắt đầu từ các khái niệm sinh lý học, các bằng chứng xung quanh việc quản lý PaCO2 trong TBI sẽ được xem xét và một số dữ liệu hiện nay về thực hành sử dụng tăng thông khí trong TBI sẽ được trình bày.

co2

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 02 Tháng 8 2022 20:41

Quản lí độc tính xạ trị trong điều trị các u ác tính phụ khoa

  • PDF.

BS. Phạm Tấn Trà -

I. Đại cương:

Xạ trị là một phần quan trọng trong điều trị các khối u ác tính phụ khoa. Trên nền tảng các hướng dẫn điều trị dựa vào bằng chứng, xạ trị chiếm tỉ lệ hơn 60% ung thư cổ tử cung (CTC), 45% ung thư nội mạc tử cung (NMTC),35% ung thư âm hộ, 100% ung thư âm đạo và 5% bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng (BT).

Xạ trị cho ung thư phụ khoa giúp điều trị triệt căn hoặc bổ trợ sau phẫu thuật hoặc tân bổ trợ trước phẫu thuật để giảm nguy cơ tái phát. Một vài khối u, hóa xạ trị thường được dùng đồn thời và có thể kết hợp xạ trị áp sát. Các mô bình thường của cổ tử cung, thân tử cung có thể dùng nạp liều cao xạ trị và hồi phục tốt sau những tổn thương. Bên cạnh đó sẽ có các mô dễ tổn thương hơn.

Tác dụng phụ và sự trầm trọng do xạ trị phụ thuộc vào kích thước, thể tích tiếp xúc và kế hoạch điều trị gồm: tổng liều, phân liều và phương thức xạ trị. Các yếu tố tác động như phẫu thuật, kết hợp hóa trị và bệnh đồng mắc. Một báo cáo lớn chỉ ra bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá thì ruột và bàng quang chịu ảnh hưởng nặng nề hơn.

Các yếu tố nguy cơ cao khiến bệnh nhân chịu độc tính xạ trị:

  • Bệnh mô liên kết mạch máu, chống chỉ định tương đối của xạ trị.
  • Bệnh viêm ruột mạn tính (Inflammatory bowel disease-IBD) có thể tăng nguy cơ mắc các biến chứng ruột cấp tính và muộn. Hiện nay còn có những tranh cải độc tính xạ trị và diễn tiến tự nhiên của bệnh IBD.
  • Thay đổi cấu trúc mạch máu- Dữ liệu hồi cứu đưa ra lời khuyên các bệnh nhân mắc tăng huyết áp, đái tháo đường thường chịu nhiều tác dụng phụ muộn hơn, có lẽ liên quan đến những thay đổi vi thể trên mạch máu.

doctinhxatri

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 25 Tháng 7 2022 16:10

Biến chứng sau phẫu thuật hậu môn trực tràng

  • PDF.

Bs Lương Thành Vi - 

I. ĐẠI CƯƠNG

Bệnh nhân phẫu thuật hậu trực tràng thường xuyên gặp phải các biến chứng sau mổ, và những bệnh nhân ấy được chứng minh là có nguy cơ tử vong cao hơn, kết quả kém hơn về mặt ung thư học, các biến chứng kèm theo nhiều hơn và chất lượng cuộc sống suy giảm. Các biến chứng ngày càng được công nhận là thang điểm đánh giá chất lượng chăm sóc y tế, trình độ chuyên môn ở các trung tâm phẫu thuật. Việc cải tiến chất lượng trong phẫu thuật hậu môn trực tràng đã xác định được các phương pháp để giảm tỷ lệ biến chứng và cải thiện kết quả ở nhóm bệnh nhân này. Trong tương lai không xa sẽ tiếp tục xác định các phương pháp điều trị tốt nhất và các cách thức tiêu chuẩn hóa để đo lường chất lượng chăm sóc bệnh nhân nhằm giảm biến chứng hậu phẫu ở bệnh nhân phẫu thuật hậu môn trực tràng.

Phẫu thuật hậu trực tràng có liên quan mật thiết với các biến chứng và tử vong cao so với các chuyên ngành phẫu thuật tổng quát khác. Tỷ lệ tử vong chung sau phẫu thuật đại trực tràng từ 1% đến 16,4%, với tỷ lệ biến chứng tới 35%. Theo Alves A, Panis Y, Mathieu P, Mantion G et al, sau khi phẫu thuật đại trực tràng, bệnh nhân cần phải phẫu thuật lại chiếm từ 2% đến 5,8%. Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật đáng kể ở nhóm bệnh nhân này đã được nghiên cứu rộng rãi trong nỗ lực xác định các lĩnh vực để cải thiện chất lượng và ngày càng được quan tâm bởi các nhà lâm sàng cũng như các trung tâm y khoa. Tương tự phẫu thuật vùng hậu môn với tỉ lệ biến chứng cao, nhưng những biến chứng nặng lại không phổ biến ở bệnh nhân phẫu thuật vùng hậu môn.

bienchunghmtt

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 25 Tháng 7 2022 16:11

U mô đệm đường tiêu hoá

  • PDF.

Bs Huỳnh Minh Nhật - 

GIỚI THIỆU

U mô đệm đường tiêu hóa (GIST: Gastrointestinal stromal tumor) chiếm khoảng 1% các khối u đường tiêu hóa, sau ung thư biểu mô tuyến và u lympho, nhưng là khối u trung mô phổ biến nhất của đường tiêu hóa.

GIST phát sinh từ lớp cơ (mô đệm) thành ruột thường biểu hiện như khối u dưới niêm trong dạ dày và ruột non nhưng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của đường tiêu hóa và rất hiếm khi ở mạc treo, phúc mạc.

umodem

GIST kích thước khoảng 5 cm ở dạ dày gây xuất huyết tiêu hóa được phát hiện qua nội soi và phẫu thuật cắt bỏ thành công tại BVĐK tỉnh Quảng Nam

Hầu hết các GIST chứa các đột biến KIT hoặc thụ thể alpha của yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc tiểu cầu (PDGFRA).

Ước tính có khoảng 3.300 đến 6.000 ca GIST mới mỗi năm ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh thực sự không được biết rõ, một phần vì nhiều khối u chưa xét nghiệm các dấu ấn đặc trưng cũng như các khối u nhỏ, không có triệu chứng thường chỉ phát hiện tình cờ.

Tỷ lệ mắc GIST khác nhau tùy theo vị trí địa lý nhưng xảy ra ở nam và nữ là ngang nhau. Hầu hết bệnh nhân phát hiện bệnh ở độ tuổi từ 50 đến 80. Phần lớn GIST là lẻ tẻ, hiếm khi có tính chất gia đình. GIST gia đình có thể biểu hiện dưới dạng nhiều khối u nguyên phát.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 12 Tháng 7 2022 10:22

You are here Đào tạo Tập san Y học