• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Ung thư biểu mô vảy đầu cổ chưa rõ nguyên phát

  • PDF.

BS Nguyễn Hồng Phúc – 

TỔNG QUAN

Ung thư biểu mô vảy đầu cổ chưa rõ nguyên phát khá hiếm gặp chiếm tỷ lệ 1-3% các trường hợp mới mắc của ung thư vùng đầu cổ.

Ung thư biểu mô vảy đầu cổ không rõ nguyên phát được chẩn đoán khi có một hoặc nhiều hạch vùng đầu cổ (không phải hạch thượng đòn đơn độc) di căn của ung thư biểu mô vảy và không xác định được vị trí nguyên phát. Rất nhiều bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ biểu hiện khối tổn thương vùng cổ kèm theo tổn thương u nguyên phát. Tổn thương di căn ung thư biểu mô vảy của hạch thượng đòn đơn độc thường có u nguyên phát của da hoặc các tạng dưới đòn như phổi, vú, đại tràng, tiền liệt tuyến, thực quản, cổ tử cung, niệu đạo....

Phàn lớn mục đích điều trị ung thư biểu mô vảy đầu cổ không rõ nguyên phát là triệt căn do di căn hạch cổ vùng đầu cổ thường được đánh giá là bệnh tiến triển tại vùng mà không phải là tổn thương di căn xa. Đối với các tổn thương di căn hạch cổ bắt nguồn từ dưới đòn thường không chữa khỏi và thời gian sống thêm ngắn trừ khi đó là các bệnh điều trị khỏi bằng hóa trị (ví dụ: u tế bào mầm).

bieumovay

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 14 Tháng 8 2022 20:09

Những quan điểm mới trong điều trị ung thư dạ dày

  • PDF.

Bs Lương Thành Vi - 

ĐẠI CƯƠNG

Ung thư dạ dày (UTDD) là một trong những bệnh ung thư (UT) phổ biến nhất trên thế giới. Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020 cho 36 loại ung thư trong 185 quốc gia, ung thư dạ dày đứng hàng thứ 5 (5.6%) sau ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư tiền liệt tuyến. Tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 4 (7.7%) sau ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư gan. Tại Việt nam, ung thư dạ dày đứng thứ 2 sau ung thư phổi ở nam giới và đứng thứ 3 sau ung thư vú và cổ tử cung ở nữ giới.

UTDD có tính chất vùng miền rõ rệt liên quan tới chế độ ăn uống và bảo quản thực phẩm. Phân bố không đồng đều theo khu vực địa lý và thời gian. Tỷ lệ mắc bệnh thường ở độ tuổi cao, hiếm gặp ở những người bệnh dưới 30 tuổi, nam giới chiếm tỷ lệ cao ở tất cả các quốc gia trên thế giới với tỷ lệ gấp 2- 4 lần so với nữ giới. Vị trí hay gặp ở vùng hang môn vị (chiếm 60-70%), sau đó là ở vùng bờ cong nhỏ (18- 30%), các vùng khác ít gặp hơn như bờ cong lớn khoảng 3%, đáy vị 12%, tâm vị 9%, UT toàn bộ dạ dày chiếm 8-10%. Theo nghiên cứu gần đây ở Nhật Bản và Châu Âu cho thấy UT vùng tâm vị có chiều hướng tăng lên. Tỷ lệ UT tâm vị từ 25- 55%, UT thân vị và hang môn vị từ 45-75%.

Một cuộc cách mạn trong trong việc tìm ra nguyên nhân gây ung thư dạ dày là vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP), có khả năng gây tổn thương niêm mạc, từ đó gây viêm niêm mạc dạ dày kết hợp cùng với các yếu tố khác dẫn tới dị sản, loạn sản và ung thư. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao, nhất là khi đồng thời bị nhiễm HP.

Ung thư dạ dày đã được nghiên cứu từ hàng trăm năm qua. Các phương pháp điều trị khác nhau đã được đề cập đến như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch trị… Tuy nhiên mỗi phương pháp đều có những hạn chế nhất định. Nhưng, phẫu thuật vẫn được xem là phương pháp điều trị tối ưu nhất và là lựa chọn đầu tiên cho quyết định điều trị.

kdaday1

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 14 Tháng 8 2022 09:21

Tổng quan về quản lý các triệu chứng không đau phổ biến trong chăm sóc giảm nhẹ

  • PDF.

Bs Trịnh Thị Lý - 

GIỚI THIỆU

Hầu hết các bệnh nhân mắc một căn bệnh nghiêm trọng và / hoặc đe dọa tính mạng đều phát triển các triệu chứng về thể chất và tâm lý xã hội. Điều trị thích hợp có thể làm giảm bớt hoặc thậm chí loại bỏ phần lớn các triệu chứng (đau, khó thở, buồn nôn / nôn, mệt mỏi, v.v.) phát sinh ở những bệnh nhân bị bệnh nặng. Chuyển tuyến đến chăm sóc giảm nhẹ ở giai đoạn đầu của bệnh tiến triển, nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng có thể làm giảm gánh nặng triệu chứng của bệnh nhân và chuẩn bị cho người chăm sóc trong gia đình trong suốt quá trình của bệnh.

Chủ đề này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về việc quản lý các triệu chứng không đau thường gặp ở bệnh nhân chăm sóc giảm nhẹ người lớn. Các vấn đề chăm sóc giảm nhẹ liên quan khác được thảo luận ở những nơi khác:

Phần lớn thông tin được trình bày trong các phần sau đây được lấy từ các nghiên cứu về bệnh nhân bị ung thư, vì nhóm này được nghiên cứu nhiều hơn bất kỳ nhóm nào khác có bệnh nặng đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, các nguyên tắc này đều được áp dụng như nhau đối với những bệnh nhân mắc các bệnh đe dọa tính mạng khác, chẳng hạn như suy tim, sa sút trí tuệ, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bệnh thận giai đoạn cuối (ESKD) và các bệnh thần kinh cơ như xơ cứng teo cơ một bên (ALS). Trên thực tế, mức độ phổ biến và phạm vi của các triệu chứng là giống nhau đáng kể giữa các bệnh.

Các vấn đề kiểm soát triệu chứng chỉ dành riêng cho bệnh nhân suy tim và ESKD được thảo luận riêng.

TỔNG QUAN

Những thách thức trong quản lý triệu chứng - Quản lý triệu chứng của bệnh nhân nặng có thể phức tạp do một số yếu tố:

  • Suy dinh dưỡng, albumin huyết thanh thấp và giảm chức năng thận có thể ảnh hưởng đến dược động học của các thuốc được sử dụng để kiểm soát triệu chứng. Ngoài ra, những bệnh nhân bị bệnh nặng thường yếu ớt và dung nạp với liều lượng thuốc thấp hơn so với những bệnh nhân bị bệnh tâm thần hoặc nội khoa khác.
  • Suy hệ thần kinh tự chủ làm tăng nguy cơ mắc một số tác dụng phụ do opioid, thuốc chống trầm cảm ba vòng và phenothiazin, bao gồm táo bón, khô miệng, buồn nôn, bí tiểu và hạ huyết áp tư thế.
  • Suy giảm nhận thức và sử dụng opioid và các loại thuốc kích thích thần kinh khác làm tăng nguy cơ mê sảng hoặc an thần
  • Bệnh nhân bị di căn não có thể có ngưỡng co giật thấp hơn, điều này ảnh hưởng đến việc lựa chọn thuốc.
  • Bệnh nhân có thể đã sử dụng nhiều loại thuốc hoặc liệu pháp opioid dài hạn, và việc bổ sung thêm nhiều loại thuốc có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ.
  • Các bác sĩ chăm sóc giảm nhẹ đang thiếu hụt. Các rào cản bổ sung có thể hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ bao gồm các yếu tố quyết định về địa lý, kinh tế xã hội và văn hóa.

chamsocgiamnhe

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 11 Tháng 8 2022 18:14

Tổn thương ruột trong phẫu thuật nội soi phụ khoa

  • PDF.

BS Nguyễn Thế Tuấn - 

Phẫu thuật nội soi được xem là một trong những tiến bộ quan trọng nhất trong lĩnh vực ngoại khoa nói chung và là một kỹ thuật hiệu quả để điều trị các bệnh lý phụ khoa.  Phục hồi tốt hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn, ít đau hơn sau phẫu thuật và giảm mất máu là những ưu điểm chính của phẫu thuật nọi soi. 

Khi công nghệ đã được cải thiện và kỹ năng phẫu thuật đã tăng lên, bản chất và đặc điểm của các phẫu thuật nội soi cũng trở nên phức tạp hơn như các phẫu thuật các tổn thương phức tạp của phần phụ, cắt tử cung, bệnh lý sàn chậu và cắt bỏ lạc nội mạc tử cung nặng... Mặc dù tỷ lệ biến chứng giảm khi bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm về nội soi ổ bụng, tuy nhiên khó khăn ngày càng tăng của một số thủ thuật trong phẫu thuật phụ khoa có thể làm tăng tần suất biến chứng nặng.

Tổn thương đường tiêu hóa là một biến chứng nghiêm trọng của nội soi phụ khoa. Phát hiện muộn các tổn thương đường tiêu hóa làm gia tăng đáng kể tỉ lệ tử vong.

Tỉ lệ tổn thương đường tiêu hóa thay đổi tùy thuộc vào loại phẫu thuật, tiền sử phẫu thuật, khả năng và kinh nghiệm của phẫu thuật viên.

7f813aad8a2a4874113b

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 02 Tháng 8 2022 21:10

Quản lý CO2 trong chấn thương não cấp, từ lý thuyết đến thực hành

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Yến Linh - 

Giới thiệu

Tăng thông khí là một con dao hai lưỡi trong chiến lược kiểm soát thể tích nội sọ và do đó làm giảm áp lực nội sọ (ICP) sau tổn thương não cấp tính. Tác động của tăng thông khí là do gây ra nhiễm kiềm quanh mạch, tạo ra sự co mạch và do đó làm giảm lưu lượng máu não (CBF). Mặc dù hiệu ứng này chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, tăng thông khí tiềm ẩn nguy cơ thiếu máu não. Mặc dù tất cả bệnh nhân bị chấn thương sọ não nặng (TBI) đều được điều trị bằng thở máy, mục tiêu là áp suất riêng phần của CO2 trong máu động mạch (PaCO2) vẫn chưa được xác định rõ ràng và không có đủ bằng chứng để ủng hộ bất kỳ khuyến nghị nào. Ngay cả các hướng dẫn mới nhất và các tài liệu đồng thuận đều nêu rõ rằng ở những bệnh nhân bị TBI nặng, nên duy trì CO2 bình thường (PaCO2 35–45 mmHg) và với mức độ bằng chứng thấp, việc giảm thông khí dự phòng kéo dài không được khuyến cáo. Mục tiêu PaCO2 là ≈36–40 mmHg đã được báo cáo bởi các bác sĩ lâm sàng, khi có ICP tăng, mục tiêu này thường được hạ thấp đến ≈30–35 mmHg. Trong chương này, bắt đầu từ các khái niệm sinh lý học, các bằng chứng xung quanh việc quản lý PaCO2 trong TBI sẽ được xem xét và một số dữ liệu hiện nay về thực hành sử dụng tăng thông khí trong TBI sẽ được trình bày.

co2

Đọc thêm...

You are here Đào tạo Tập san Y học