• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo nhân viên BV

Đặc điểm giải phẫu bệnh của ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ

  • PDF.

Bs CKI Nguyễn Xuân Hiền - Khoa GPB

I. Carcinôm tiểu thùy tại chỗ và tăng sản không điển hình:

ktuyenvu1

1. Đặc điểm lâm sàng:

Carcinom tiểu thùy tại chỗ (Lobular Carcinoma In Sutu – LCIS) chiếm từ 1 – 6% các ung thư vú và chiếm 30 – 50% các ung thư tại chỗ. Nhóm tuổi trung bình khoảng 44- 54 tuổi.

Tổn thương đa ổ chiếm 60 – 85% và có đến 30- 45% LCIS ở cả hai bên vú.

2. Vi thể:

- LCIS phát sinh từ các ống tận cùng tiểu thùy vú. Các tế bào u tăng sinh thay thế biểu mô túi tuyến và các ống trong tiểu thùy. Tế bào u có kích thước nhỏ tương đối đồng dạng, nhân tròn, sẫm, bào tương hẹp, hạt nhân không rõ.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 16 Tháng 11 2014 08:02

Nhồi máu não- chẩn đoán và điều trị

  • PDF.

Bs Nguyễn Tuấn Long – Khoa Nội TM

Thuật ngữ:

  1. Thiếu máu cục bộ não thoáng qua: hồi phục dưới 24 giờ
  2. Thiếu máu cục bộ não hồi phục: hồi phục không di chứng quá 24 giờ
  3. Thiếu máu cục bộ đã hình thành: không hồi phục di chứng nhiều
  4. Nhồi máu não lỗ khuyết: đường kính tổn thương từ 3 - 15 mm

nhoimau2

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 26 Tháng 10 2014 16:21

Phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết do đặt catheter ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo

  • PDF.

Ths Huỳnh Thị Phúc - Khoa KSNK

Tỷ lệ bệnh thận mạn tính trong cộng đồng ở các nước chiếm 10-13% dân số. Hiện nay ở Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính xác toàn quốc. Ước tính 6 triệu dân bị bệnh thận mạn tính, chiếm 6,73% dân số. Khoảng 80.000 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối và chỉ 10% bệnh nhân được điều trị lọc máu. Thận nhân tạo là một kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi để điều trị suy thận giai đoạn cuối. Để chạy thận nhân tạo đạt hiệu quả cần phải có đường vào mạch máu đảm bảo đủ lưu lượng. Đặt catheter vào các tĩnh mạch trung tâm để lọc máu vừa là đường vào tạm thời, vừa là đường vào lâu dài đối với những trường hợp không thể làm được đường vào ở ngoại vi. Một nguy cơ thường gặp trong quá trình đặt và sử dụng catheter là tình trạng nhiễm trùng liên quan đến catheter, đặc biệt là nhiễm khuẩn huyết.

Phần catheter trong lòng mạch sẽ bị bao bọc rất nhanh bởi các thành phần của huyết tương như fibrinogen, fibronectin và laminins trở thành môi trường thuận lợi cho tụ cầu khuẩn bám vào và phát triển. Thêm nữa, phức hợp glycalise của tụ cầu vàng có thể giúp vi khuẩn xâm thực và lan tràn rộng hơn. Khi bị nhiễm khuẩn huyết liên quan đến catheter tĩnh mạch sẽ gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh, vì thế cần áp dụng đầy đủ các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và bảo quản tốt catheter trong khi lọc máu.

cathe1

Những vị trí lây nhiễm có thể trên bệnh nhân chạy thận nhân tạo

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 15 Tháng 10 2014 07:53

Tiểu cầu và sử dụng tiểu cầu trong điều trị

  • PDF.

Trần Thị Tiết - HHTM

A.TIỂU CẦU

Tiểu cầu là một trong ba loại tế bào máu được sinh ra từ các mẫu tiểu cầu ở tuỷ xương. Tiểu cầu có chức năng quan trọng trong cầm máu và chống chảy máu nhờ các tính chất đặc thù như: tập trung thành từng đám dính chặt vào thành mạch nơi bị tổn thương và thoái hoá chất nhầy để giải phóng ra yếu tố hoạt hóa đông máu. Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu và bảo vệ thành mạch. Thiếu tiểu cầu gây nên những bệnh cảnh chảy máu rất đa dạng.

tieucau1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 25 Tháng 4 2018 15:44

Các chỉ định truyền chế phẩm máu

  • PDF.

KTV Doãn Thị Minh Duyên - Khoa HHTM

Truyền máu là một phương pháp điều trị bao gồm truyền máu toàn phần hoặc các chế phẩm máu từ người cho sang người nhận. Truyền máu là một quá trình bao gồm các khâu: thu gom, sàng lọc, sản xuất và bảo quản chế phẩm và truyền máu ứng dụng trong lâm sàng.

Nguyên tắc chỉ định truyền chế phẩm máu hiện nay trên thế giới và ở nước ta hiện là chỉ định truyền máu hợp lý trên cơ sở các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm của bệnh nhân và ưu tiên truyền máu từng phần.

chidinhmau1 

Chỉ định truyền máu toàn phần: Máu toàn phần hiện nay thường chỉ được chỉ định cho các bệnh nhân mất máu cấp số lượng lớn (thường trên 30% thể tích máu của cơ thể và có biểu hiện sốc giảm thể tích không bù được bằng các dung dịch thay thế). Trường hợp số lượng truyền ngay không lớn (2-3 đơn vị trở xuống) thì nên thay bằng khối hồng cầu.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 14 Tháng 10 2014 09:41

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV