• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo nhân viên BV

Phục hồi chức năng liệt dây VII ngoại biên

  • PDF.

KTV Trần Thị Minh Phương - 

Liệt dây thần kinh số VII là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Biểu hiện chính của bệnh là liệt nửa mặt, méo miệng. Đây là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ảnh hưởng nặng nề và để lại di chứng nếu không được điều trị đúng cách.

I.ĐẠI CƯƠNG:

- Liệt dây thần kinh số VII hay còn gọi là liệt mặt ngoại biên, là tình trạng tê bì nửa mặt bị tổn thương kèm theo mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt, do tổn thương dây thần kinh mặt (liệt mặt trung ương là tổn thương liên quan đến não). Liệt dây VII ngoại biên là là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, không lây truyền từ người này sang người khác.

- Nguyên nhân gây bệnh là do liệt dây VII ngoại biên, tổn thương dây VII từ xương thái dương trở ra còn gọi là liệt mặt Bell, thường do lạnh, hoặc do viêm.

DÂY 7

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 03 Tháng 5 2022 21:19

Viêm mô tế bào

  • PDF.

Bs Phan Thị Giao Uyên - 

Viêm mô tế bào là gì?

Viêm mô tế bào là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến do vi khuẩn gây ra. Nó ảnh hưởng đến lớp giữa của da (hạ bì) và các mô bên dưới. Đôi khi, cơ có thể bị ảnh hưởng. Tình trạng này có thể khởi phát đột ngột và đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Các trường hợp nhẹ liên quan đến nhiễm trùng cục bộ có kèm theo mẩn đỏ ở một vùng. Các trường hợp nghiêm trọng hơn liên quan đến nhiễm trùng lây lan nhanh chóng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết. Ở một mức độ nào đó, sự lây lan sẽ phụ thuộc vào mức độ phản ứng của hệ thống miễn dịch của người đó.

viemotb

Viêm mô tế bào cẳng bàn chân trái

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 28 Tháng 4 2022 14:06

Dự phòng nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện

  • PDF.

Bs Lê Thị Mỹ Thương- 

Đặt vấn đề

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu bệnh viện hay nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện là nhiễm khuẩn xảy ra trong bệnh viện liên quan đến chăm sóc y tế. Theo các nghiên cứu có tới 25%-40% người bệnh nhập viện phải đặt ống thông tiểu ít nhất một lần đến nhiều ngày. Tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu khoảng 25% trong đó 80% các trường hợp NKTN bệnh viện do đặt ống thông tiểu dẫn lưu bàng quang. NKTN có tỷ lệ tử vong thấp hơn các nhiễm khuẩn khác nhưng là nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn huyết và tăng chi phí điều trị. Hầu hết các NKTN do đặt ống thông tiểu có triệu chứng và khó kiểm soát vì người bệnh không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng và KSNK, nhất là đối với người bệnh phải phẫu thuật.

Một trong những khó khăn trong công tác dự phòng NKTN là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đòi hỏi nhiều trang thiết bị mà các bệnh viện chưa đáp ứng được, nhất là các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện. Chẩn đoán xác định NKTN chủ yếu dựa vào nuôi cấy vi sinh nước tiểu với số lượng vi khuẩn ≥ 10⁵ /ml và có tối đa 2 loại vi khuẩn. Các vi khuẩn phân lập chủ yếu từ những vi khuẩn cư trú ở cơ thể như Ecoli và có khi là các vi khuẩn đa kháng kháng sinh trong bệnh viện (Acinobacter, Klebsiella, Pseudomonas…)

NKTN làm tăng chi phí điều trị và nhiều trường hợp dẫn đến nhiễm khuẩn huyết và tử vong người bệnh, nên NKTN là gánh nặng cho người bệnh và bệnh viện. Việc dự phòng NKTN là hết sức cần thiết

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 21 Tháng 4 2022 18:04

Quản lý hội chứng bàn tay- bàn chân do hóa trị liệu độc tế bào

  • PDF.

Bs Huỳnh Thị Hoanh - 

TÓM TẮT

Những tiến bộ trong điều trị ung thư toàn thân đã giúp nhiều bệnh nhân kéo dài thời gian sống hơn. Điều này cũng làm cho những vấn đề về chất lượng cuộc sống và độc tính liên quan đến điều trị được quan tâm hơn. Hội chứng bàn tay – bàn chân (Hand-foot syndrome – HFS) là một phản ứng da phổ biến trong liệu pháp toàn thân, thường gặp hóa trị liệu với pegylated liposomal doxorubicin, doxetaxel và fluoropyrimidines. Trong bài này, chúng tôi thảo luận dựa trên những hiểu biết hiện tại về chẩn đoán, tỷ lệ mắc, sinh lý bệnh và điều trị hội chứng bàn tay – bàn chân. Mặc dù hội chứng bàn tay – bàn chân không đe dọa tính mạng nhưng nó gây khó chịu và suy giảm chức năng, đặc biệt ở bệnh nhân lớn tuổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Tỷ lệ mắc hội chứng bàn tay - bàn chân phụ thuộc vào loại thuốc hóa trị sử dụng, liệu trình điều trị và thời gian điều trị trung vị. Các biện pháp hiệu quả để dự phòng và điều trị hội chứng bàn tay - bàn chân bao gồm điều trị tại chỗ và toàn thân, giảm liều và đổi thuốc khác trong cùng nhóm nhưng có tỷ lệ gây hội chứng bàn tay - bàn chân thấp hơn. Những cách tiếp cận này giúp bệnh nhân duy trì điều trị, đồng thời giảm những tác động tiêu cực lên chất lượng cuộc sống. Biết và phát hiện sớm để điều trị kịp thời, tránh giảm liều hay gián đoạn điều trị. Chúng tôi sẽ cung cấp những khuyến cáo hữu ích để hướng dẫn quản lý hội chứng bàn tay - bàn chân trong thực hành lâm sàng.

hoichungbantay

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 16 Tháng 4 2022 17:53

Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài

  • PDF.

Bs Trần Phước Việt - 

I. TỔNG QUAN:

Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài (tennis elbow) được morris mô tả vào năm 1882

Về dịch tễ, bệnh có tỉ lệ chiếm 1- 3 % dân số , tỉ lệ mắc giữa nam và nữ là như nhau, chủ yếu là gặp ở độ tuổi 35- 50 tuổi, hay gặp ở tay thuận trước.

momtren

Xem tại đây

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV