Phân loại chấn thương cột sống lưng – thắt lưng theo Francis Denis.

Bs Lê Thanh Hùng - Khoa Ngoại CT

I. Mở đầu:

Chấn thương cột sống (CTCS) lưng – thắt lưng là loại chấn thương gặp ngày càng nhiều trong cuộc sống. Cơ chế dẫn đến chấn thương phức tạp, hình thái của tổn thương cột sống đa dạng nên khó khăn cho việc phân loại chấn thương. Năm 1983, Francis Denis đã đưa ra khái niệm “ba cột trụ” và cách phân loại CTCS lưng – thắt lưng mới. Cách phân loại này đã giúp ích rất nhiều trong việc chẩn đoán, điều trị CTCS lưng – thắt lưng sau này và được nhiều phẫu thuật viên cột sống áp dụng.

II. Khái niệm “Ba cột trụ” và độ vững của cột sống:

ctcotsong1  

Denis chia cột sống làm 3 cột:

+ Cột trước: dây chằng dọc trước, nửa thân đốt sống và phần trước của đĩa gian đốt sống.

+ Cột giữa: dây chằng dọc sau, nửa sau của thân đốt và phần sau của đĩa gian đốt .

+ Cột sau: toàn bộ cung sau, dây chằng vàng, bao khớp và các dây chằng liên gai.

Ba độ mất vững của cột sống:

+ Mất vững độ I (mất vững cơ học) khi có một trong các điều kiện:

+ Mất vững độ II (mất vững thần kinh): chấn thương có thương tổn thần kinh.

+ Mất vững độ III: vừa mất vững cơ học vừa mất vững thần kinh.

III. Phân loại chấn thương cột sống của Dennis:

Denis chia CTCS làm 2 nhóm

1. Nhóm thương tổn nhỏ (Minor injuries ):

 + Gãy mỏm ngang.

 + Gãy mỏm khớp.

 + Gãy mỏm gai.

2. Nhóm thương tổn lớn (Major injuries):

+ Loại 1: gãy do ép (Compression fracture).

Loại này chỉ gãy thân đốt sống ở cột trước, gãy vững, nếu thành trước lún > 50% sẽ ảnh hưởng tới các dây chằng phía sau cột sống,  tổn thương chia làm 4 loại:

ctcotsong2 

-  1A : Gãy cả 2 đĩa cuối.        - 1C : Gãy đĩa cuối dưới.

-  1B : Gãy đĩa cuối trên.         - 1D : Gãy uốn cong vỏ trước.

+ Loại 2 : gãy nhiều mảnh (Burst Fracture).

Tổn thương đi qua cột trước và cột giữa cột sống, có thể kèm trật khớp phía sau. Đây là loại gãy không vững, có 5 loại nhỏ :

ctcotsong3                  

-  2A: Gãy cả 2 đĩa cuối.

-  2B: Gãy đĩa cuối trên.

-  2C: Gãy đĩa cuối dưới.

-  2D: Gãy cả 2 đĩa cuối kèm trật khớp phía sau.

-  2E: Gãy thân một bên (kiểu A, B, C), kèm trật khớp phía sau gây vẹo cột sống.

+ Loại 3: Gãy “đai bảo hiểm” (seat-belt fracture). Gãy không vững.

Tổn thương đi qua cột giữa, cột sau và có thể có cột trước (gãy lún). Có 2 kiểu đường gãy:

Đường gãy nằm trong một mức (trên mặt phẳng đứng dọc):

-  Qua phần xương: gãy kiểu Chance. (A)

-  Qua đĩa gian đốt và dây chằng (qua phần mềm). (B)

Đường gãy nằm trong 2 mức (trên mặt phẳng đứng dọc).

-  Cột giữa vỡ qua phần xương (C).

-  Cột giữa vỡ qua phần mềm (D)

ctcotsong4 

Loại 4: Gãy trật (Dislocation Fracture).

Tổn thương qua 3 cột. Gãy không vững. Chia làm 3 loại nhỏ.

+ 4A: Đường gãy qua phần xương.

+ 4B: Đường gãy qua phần mềm.

+ 4C: Đường gãy qua cả phần xương và phần mềm.

ctcotsong5 

Tài liệu tham khảo:

  1. TS. BS. Võ Xuân Sơn (2005), Chấn thương Cột sống – tủy sống ngực thắt lưng.
  2. PGS. TS. Hà Kim Trung (2013), “Chấn thương cột sống lưng – thắt lưng”, Phẫu thuật thần kinh, tr.551-560.
  3. Francis Denis, M. D., (1983), “The Three Collum Spine and Its Significance in the Classification of  Acute Thoracolumbar Spinal Injuries”, Spine, vol 8, pp 817-831.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 15 Tháng 4 2014 19:49