Nhiễm Helicobacter Pylori và các bệnh dạ dày-tá tràng ở Việt Nam

Tóm tắt nghiên cứu cắt ngang ở bệnh viện của một nhóm tác giả trong và ngoài nước, đăng trên: BMC Gastroenterology 2010, Published: 30 September 2010

Tỷ lệ nhiễm H.Pylori ở Việt Nam được báo cáo là cao nhưng quang phổ của H.Pylori- mối liên quan với bệnh dạ dày –tá tráng đã không được điều tra có hệ thống. Hơn nữa, mặc dù có sự tương đồng về sắc tộc và chế độ ăn uống, tỷ lệ mắc bệnh chuẩn theo tuổi của ung thư dạ dày ở Hà Nội cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng lý do của hiện tượng này chưa được biết. Độc lực của H.pylori ở người Việt Nam cũng chưa được nghiên cứu chi tiết.

hpylori

Phương pháp:

Bệnh nhân nội soi thực quản- dạ dày- tá tràng được chọn ngẫu nhiên. Tình trạng nhiễm H. Pylori được xác định trên cơ sở tổng hợp kết quả của cấy (vi khuẩn), mô học, miễn dịch, xét nghiệm nước tiểu nhanh và huyết thanh ELISA. Loét đường tiêu hóa (Peptic ulcer-P.U) và  bệnh trào ngược dạ dày – thực quản được chẩn đoán bằng nội soi, và viêm dạ dày mạn tính được xác định mô học. Yếu tố độc lực của H.P được nghiên cứu bằng PCR và sự sắp xếp chuỗi (sequencing).

Kết quả:

Trong số các bệnh nhân được kiểm tra, 65.6% bị nhiễm H.Pylori. Người trên 40 tuổi bị nhiễm H.Pylori cao hơn một cách đáng kể so với người dưới 40 tuổi. Viêm dạ dày mạn tính hiện diện trong tất cả cá nhân nhiễm H.Pylori. 83.1% trong số này có viêm dạ dày hoạt động và 85.3% teo niêm mạc, 14,7% chuyển sản niêm mạc ruột. Loét đường tiêu hóa chiếm 21% bệnh nhân bị nhiễm bệnh, trong khi tỷ lệ này rất thấp ở bệnh nhân không bị nhiễm bệnh (nhiễm H.Pylori). Loét đường tiêu hóa cao hơn một cách đáng kể ở Hà Nội so với Hồ Chí Minh. Sự phổ biến của vacAm1(được nhận biết như một yếu tố nguy cơ độc lập gây loét đường tiêu hóa ở Việt Nam) trong số H.Pylori phân lập ở Hà Nội cao hơn một cách đáng kể so với Hồ Chí Minh.

Kết luận:

Nhiễm H.Pylori là phổ biến ở Việt Nam và liên quan rõ rệt với loét đường  tiêu hóa, viêm dạ dày hoạt động, teo và chuyển sản niêm mạc ruột. VacAm1 có liên quan với tăng nguy cơ loét đường tiêu hóa và có lẽ đóng góp vào sự khác biệt tỷ lệ loét đường tiêu hóa và ung thư dạ dày giũa Hà Nội và Hồ CHí Minh.

Võ Tấn Thi- Khoa Nội Tổng hợp


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 21 Tháng 3 2013 08:17