• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Cơ chế đề kháng kháng sinh của vi khuẩn

  • PDF.

  CN Võ Thị Thúy Kiều – Khoa Vi Sinh  

Hiện nay tình hình kháng thuốc kháng sinh không phải là nỗi lo của riêng Việt Nam ta mà là vấn đề chung của toàn thế giới. Tại Hội nghị Y tế Thế giới sáu mươi tám tháng 5 năm 2015, Hội đồng Y tế Thế giới đã thông qua một kế hoạch hành động toàn cầu để giải quyết kháng kháng sinh, bao gồm kháng kháng sinh, xu hướng kháng thuốc khẩn cấp nhất.

Kháng kháng sinh đang xảy ra ở khắp mọi nơi trên thế giới, ảnh hưởng đến khả năng điều trị các bệnh truyền nhiễm của chúng ta, cũng như làm ảnh hưởng nhiều tiến bộ khác về sức khỏe và y học. Mục tiêu của dự thảo kế hoạch hành động toàn cầu là để đảm bảo, càng lâu càng tốt, liên tục điều trị thành công và phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm với các loại thuốc hiệu quả và an toàn được đảm bảo chất lượng, được sử dụng một cách có trách nhiệm và có thể tiếp cận với tất cả những ai cần chúng.

ks

Để đạt được mục tiêu này, kế hoạch hành động toàn cầu đề ra năm mục tiêu chiến lược:

- Nâng cao nhận thức và hiểu biết về tính kháng kháng sinh

- Tăng cường kiến ​​thức thông qua giám sát và nghiên cứu

- Để giảm tỷ lệ nhiễm trùng

- Để tối ưu hóa việc sử dụng các tác nhân kháng khuẩn, và

- Phát triển các trường hợp kinh tế cho đầu tư bền vững có tính đến nhu cầu của tất cả các nước, và tăng cường đầu tư vào các loại thuốc mới, công cụ chẩn đoán, vắc-xin và các biện pháp can thiệp khác.

Việc xây dựng kế hoạch này được hướng dẫn bởi lời cảnh báo của các quốc gia và các bên liên quan chính, dựa trên một số tham vấn của nhiều bên liên quan tại các diễn đàn toàn cầu và khu vực khác nhau.

Vậy đâu là nguyên nhân làm cho vi khuẩn càng ngày càng kháng thuốc kháng sinh? Có rất nhiều cách để vi khuẩn làm mất tác dụng của thuốc kháng sinh.

Ở những chủng vi khuẩn khác nhau, sự đề kháng với một loại kháng sinh có thể do một hoặc nhiều cơ chế khác nhau.

1. Vi khuẩn sản xuất enzym làm phá huỷ thuốc

Đây là cơ chế đề kháng thông thường qua trung gian của Plasmid. Ví dụ điển hình là enzym beta lactamase gây nên sự đề kháng với các kháng sinh beta lactamin. Các vi khuẩn sàn xuất enzym penicillinase thì đề kháng với các penicillin, các vi khuẩn tạo được enzym cephalosporinase thì đề kháng với cephalosporin; các aminoglycoside bị bất hoạt bởi các enzym phosphorinase, adenylase, acetylase. Chlorampenicol bị bất hoạt bởi acetylase.

2. Sự biến đổi receptor gắn của thuốc

Đây là cơ chế quan trọng. Sự thay đổi protein đặc hiệu với thuốc ribosome làm vi khuẩn trở nên đề kháng với thuốc kháng sinh như sự đề kháng với thuốc nhóm aminoglycoside, erythromycin. Đề kháng với rifampin do thay đổi một aminoacid trên tiểu đơn vị beta của enzym RNA polymerarase phụ thuộc DNA làm thay đổi sự gắng rifampin vào enzym này; tương tự sự thay đổi các protein enzym transpeptidase (PBP) làm cho vi khuân đề kháng với các penicillin. Sự đề kháng với sunfonamid và trimethoprim cũng tương tự do sự biến đổ của phân tử enzym nên sunfamid không được nhận vào phản ứng để tổng hợp acid folic.

3. Giảm tính thấm ở màng nguyên tương

Tính chất này do sự mất hoặc thay đổ hệ thống vận chuyển ở màng nguyên tương. Sự đề kháng này gặp ở các kháng sinh như các beta lactamin, chloramphenicol, quinolon, tetracyclin và trimethoprin. Ngoài ra rào cảng thẩm thấu bình thường của màng nguyên tương cũng chịu trách nhiệm cho sự đề kháng tự nhiên của nhiều thuốc.

4. Bơm ngược thuốc ra bên ngoài

Các thuốc kháng sinh ức chề tổng hợp protein phải đi qua màn tế bào và tập trung ở trong tế bào với nồng độ đủ để ức chế tổng hộp protein, nhiều vi khuẩn gram dương và gram âm hình thành ở màng nguyên tương các protein tải có tác dựng bơm ngược (efflux bump) thuốc ra bên ngoài nhanh hơn là lượng đi vào. Do vậy nồng độ thuốc bên trong rất thấp nên không ngăn cản được tổng hợp protein của vi khuẩn. Cơ chế này gặp ở nhiều vi khuẩn đề kháng với các kháng sinh macrolid, tetracyclin.

5. Tăng sàn xuất hoặc tạo thành một enzym

Cơ chế này liên quan đề sự sản xuất gia tăng số lượng enzym như vi khuẩn đề kháng với trimethoprim do sự tăng sản xuất enzym DHFR hoặc sự tạo thành một enzym mới có ái lực mạnh hơn với một cơ chất khác so với thuốc như trong trường hợp đề kháng với sulfonamic.

Nguồn: Tài liệu giảng dạy của Khoa vi sinh Trường ĐH Y Dược Huế, http://www.who.int/antimicrobial-resistance/global-action-plan/

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 28 Tháng 8 2018 09:27

You are here Đào tạo Tập san Y học Cơ chế đề kháng kháng sinh của vi khuẩn