• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Những vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc dược cho bệnh nhân hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

  • PDF.

DS. Võ Thị Thu - Khoa Dược

Hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều có triệu chứng bệnh lý tương tự nhau như ho, thở khò khè, khó thở….Tuy nhiên, đây là hai bệnh hoàn toàn khác biệt về khởi phát bệnh, tần số các triệu chứng và khả năng phục hồi của trình trạng bệnh tắc nghẽn đường hô hấp.

Hen phế quản còn gọi là suyễn, gặp với tỷ lệ cao trong số các bệnh lý đường hô hấp và có xu hướng ngày càng tăng ở hầu hết các nước.Theo Bộ Y tế, 85% trường hợp tử vong do hen có thể tránh dược nếu phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4, ngang với HIV/AIDS, chỉ sau bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não và ung thư. Dự đoán tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) sẽ tăng 30% trong vòng 10 năm tới. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong khi các bệnh lý khác đang được kiểm soát tốt, có xu hướng giảm hoặc không đổi thì tần suất bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang tăng nhanh.Theo thông kê, tần suất mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trung bình tại các nước châu Á- Thái Bình Dương là 6,3% và Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao nhất (6,7%).

Với tính chất bệnh, cơ chế bệnh sinh…. nên có những vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc dược cho bệnh nhân như sau:

- Hướng dẫn sử dụng các thuốc dạng xịt: đây là dạng ưu tiên khi sử dụng các thuốc dãn cơ trơn đường hô hấp và chống viêm bằng corticosteroid.

duoc

- Giám sát nồng độ theophylin trong huyết tương: theophylin là thuốc có phạm vị điều trị hẹp.Nồng độ ở trạng thái cân bằng từ 10- 15 mg/L. Tác dụng không mong muốn bắt đầu gặp khi nồng độ trên 18mg/L.

- Lưu ý lựa chọn kháng sinh phù hợp khi điều trị : với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và viêm phổi mắc phải bệnh viện, vi khuẩn thường gặp là trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa).

- Lưu ý các tương tác thuốc bất lợi: vì cả 2 bệnh đều phải sử dụng đồng thời nhiều thuốc trên cơ địa bệnh nhân yếu và gặp nhiều ở người cao tuổi.

- Chú ý môi trường sống và luyện tập thể lực: môi trường sống ô nhiễm (ví dụ : khói bụi…) có thể là nguyên nhân khởi phát bệnh. Khuyên bệnh nhân bỏ hút thuốc (đặc biệt với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) là điều rất quan trọng để tránh khởi phát bệnh hoặc làm bệnh trầm trọng thêm. Tăng cường tập thể dục nhưng phải lựa chọn bài tập thích hợp, tránh tập quá sức. Bơi, aerobic, đi bộ….. được khuyến khích. Chú ý điều chỉnh liều lượng thuốc và dùng thuốc sớm khi cần tăng vận động thể lực.

Thuốc (A)

Tương tác với thuốc (B)

Hậu quả lâm sàng

Glucocorticoid dạng hít, uống hoặc tiêm tĩnh mạch

Thuốc chống đái đường dạng uống và insulin

A làm giảm hiệu quả của B

Các chất đồng vận Beta 2 adrenergic

Nguy cơ hạ kali máu

Carbamazepin và các chất cảm ứng cyt.P450

Giảm nồng độ thuốc A

Ketoconazole và các chất ức chế enzyme cyt.P450

Tăng nồng độ thuốc A

Các antacid

Giảm nồng độ thuốc

A dạng uống

Đồng vận Beta2 Adrenergic

Corticosteroids

Nguy cơ hạ kali máu

Theophylin

Nguy cơ hạ kali máu

Chẹn thụ thể Beta   không chọn lọc

Nguy cơ xuất hiện cơn hen

Theophylin

Carbamazepin và các chất cảm ứng cyt.P450

Giảm nồng độ thuốc A gây giảm hiệu quả dãn phế quản.

Ciprofloxacin và các chất ức chế enzyme cyt.P450

Tăng nồng độ thuốc A gây tăng độc tính của A trên thần kinh trung ương và tim.

Nguồn: Dược lâm sàng, Một số tương tác bất lợi có thể gặp khi điều trị hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Nguồn sách Dược Lâm Sàng

You are here Đào tạo Tập san Y học Những vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc dược cho bệnh nhân hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính