Làm mát cơ thể làm tăng khả năng sống sau ngừng tim

Bs CKII Trình Trung Phong

Theo một nghiên cứu trình bày gần đây tại Hội nghị khoa học thường niên Singapore cho thấy: làm mát cơ thể (liệu pháp hạ thân nhiệt) sau khi bị ngừng tim đột ngột làm gia tăng khả năng sống sót của bệnh nhân và giảm các biến chứng  của rối loạn nhịp tim, không có sự khác biệt trong kết quả giữa làm mát bên trong và bên ngoài.

Làm mát, là làm giảm có chủ đích nhiệt độ cơ thể cho một phạm vi từ 32 °C đến 36 °C, nhằm làm giảm nhu cầu oxy của cơ thể giúp ngăn ngừa một chuỗi các hiện tượng không mong muốn dẫn đến tổn thương não liên quan đến ngừng tim. Cách tiếp cận này cũng giúp cho bác sĩ phẫu thuật thêm thời gian để thực hiện phẫu thuật trước khi tế bào các cơ quan quan trọng chết vì thiếu oxy.

lâmt1

Làm mát bên ngoài có thể được thực hiện thông qua nước hoặc mền có không khí lạnh-lưu thông, những miếng đá hoặc miếng nhỏ phủ hydrogel  đặt trên bụng của bệnh nhân, lưng và đùi bệnh nhân, trong khi làm mát bên trong đòi hỏi phải truyền tĩnh mạch nhanh dung dịch nước muối được làm lạnh vào một đường tĩnh mạch của bệnh nhân .

"Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có khác biệt đáng kể về sự sống còn, biến cố về thần kinh, và các biến chứng ở những bệnh nhân được làm mát bên trong hoặc bên ngoài sau ngừng tim", Bác sĩ  Sohil Pothiawala, tác giả nghiên cứu-Khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa Singapore, đã nói như vậy. "Tuy nhiên, có kiểm soát nhiệt độ chặt chẽ hơn với việc làm mát bên trong." [SEM IReSS 2016, OR-1]

Trong giai đoạn duy trì, ví dụ, có một nguy cơ thấp hơn của việc quá mát (tỷ số chênh [OR], 0,25) và chưa đủ mát (OR, 0,12) trong viecj làm mát bên trong ở cánh tay. So với nhiệt độ bình thường, khả năng sống sót cao hơn với việc làm mát bên trong (OR, 3,361) và giảm nguy cơ loạn nhịp tim (OR, 0,182).

"Đó là phân tích phân nhóm ... bệnh nhân đã ngưng tim và duy trì tuần hoàn tự phát trở lại ( ROSC) khả năng sống sót tốt hơn sau khi làm mát bên trong," Pothiawala nói.

Các nhà nghiên cứu đã tìm cách xác định khả năng sống sót để xuất viện và biến cố thần kinh (đánh giá qua chỉ số Glasgow Pittsburg) của bệnh nhân bị ngừng tim ở Singapore, chọn ngẫu nhiên để làm mát bên trong hoặc làm mát bên ngoài. Mục tiêu thứ hai là so sánh kết quả sống còn cho việc làm mát (hoặc phương pháp khác) so với nhiệt độ bình thường.

"Làm mát bên trong mang lại kết quả sống còn tốt hơn để bệnh nhân xuất viện, nhưng tiếp cận này nên được sử dụng ở những bệnh nhân được lựa chọn một cách cẩn thận," cho biết các tác giả.

Nghiên cứu bổ sung thêm bằng chứng hiện có cho thấy làm mát sau khi hồi sức có thể có tác dụng có lợi trên sự sống còn so với không làm mát sau khi ngừng tim .

Tại Singapore, đột tử do tim chiếm khoảng một phần ba số ca tử vong do nguyên nhân tim mạch. Tình trạng còn tồi tệ hơn tại Mỹ, nơi ngừng tim đột ngột là nguyên nhân hàng đầu của cái chết, với ít nhất là 7 phần trăm còn sống sót sau sự cố đầu tiên. Thậm chí ít hơn của ở những trái tim đang hồi phục lại nhưng xuất việndo tổn thương não không hồi phục.

Những hướng dẫn hiện hành của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo làm mát cơ thể sau khi ngừng tim để giảm thiểu tổn thương do thiếu oxy lên não. [Circulation 2015; 131: 669-675]

Phục hồi não sau khi tim ngừng đập là một yếu tố quyết định chính của kết quả ở những bệnh nhân sống sót hồi sức tim. Sự tăng lên của nhiệt độ sau hồi sức có thể làm suy giảm sự phục hồi não ở những bệnh nhân này.

Dịch từ Body cooling increases survival after cardiac arrest trên news.mims.com 4.3.2016


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 28 Tháng 4 2016 14:58