Sử dụng test VIA trong tầm soát ung thư cổ tử cung

Bs Đoàn Hoàng - Khoa Phụ Sản

Ung thư cổ tử cung (CTC) là khối u ác tính đứng hàng thứ hai sau ung thư vú, thường xảy ra ở ranh giới tiếp giáp giữa biểu mô lát tầng và biểu mô trụ.

Theo số liệu UICC thì ung thư CTC chiếm 12% các ung thư đường sinh dục nữ.

Kết quả điều trị ung thư CTC phụ thuộc vào chẩn đoán sớm. Nếu chẩn đoán muộn việc điều trị gặp nhiều khó khăn và kết quả điều trị thấp.

Trong chương trình tầm soát ung thư CTC, làm tế bào học hàng loạt là xét nghiệm đã được sử dụng để sàng lọc phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư nhưng còn nhiều điểm hạn chế khi thực hiện ở các nước đang phát triển, nơi đang còn thiếu thốn hạ tầng kỹ thuật và nhân lực được huấn luyện. Trong những năm gần đây người ta đã nghiên cứu và bước đầu đề xuất một phương pháp bổ sung đó là quan sát cổ tử cung sau bôi acid acetic (Visual Inspection with Acetic acid – VIA), đây là phương pháp dễ thực hiện và có nhiều triển vọng trong việc áp dụng tầm soát và phòng chống ung thư cổ tử cung theo hướng cộng đồng.

VIA1

Trong hơn một thập kỉ vừa qua, trên thế giới đã có trên 400 đề tài nghiên cứu về VIA trên số lượng rất lớn các đối tượng đã được công bố. Các công trình nghiên cứu trên đều đưa ra kết luận: test VIA có giá trị tương đương với tế bào học cổ tử cung trong chẩn đoán tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung; so với “tiêu chuẩn vàng” soi cổ tử cung và mô học thì VIA có độ nhạy cao nhưng độ đặc hiệu thấp. Vì vậy, có thể xem xét sử dụng test VIA để sàng lọc ung thư cổ tử cung ở tuyến chưa có đầy đủ điều kiện làm tế bào cổ tử cung hàng loạt.

1. Nguyên lí của test VIA

2. Chỉ định: VIA được chỉ định cho tất cả các đối tượng thỏa mãn điều kiện

3.Kĩ thuật:

4. Kết quả VIA và thái độ xử trí được khuyến cáo

VIA2

VIA3

KẾT LUẬN

Test VIA có những ưu điểm: đơn giản, đánh giá ngay khi làm test, giá thành thấp hơn so với test khác, dễ lập lại test. Vì vậy, có thể sử dụng VIA như một xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung nhằm phát hiện những trường hợp nghi ngờ có tổn thương tiền ung thư để chuyển đến các tuyến cao hơn, nơi bệnh nhân có thể được xét nghiệm tế bào học, soi cổ tử cung, sinh thiết và điều trị thích hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ môn Phụ Sản trường Đại học Y Dược Huế (2011), Thăm dò chức năng phụ khoa, NXB Đại học Huế, tr. 55-71.
  2. Bệnh viện Trung ương Huế (2015), Tài liệu hướng dẫn thực hành Test VIA, Huế
  3. Gaffikin L, Lauterbach M, Blumenthal PD.(2003), “Performance of visual inspection with acetic acid for cervical cancer screening: A qualitative summary of  evidence to date” , Obstetrical and Gynaecological Review, 58(8):543-550.
  4. World Health Organization (2003), Cervical cancer prevention in developing countries: A review of screening and programmatic strategies.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 04 Tháng 1 2016 14:06