Vai trò của nhũ ảnh trong tầm soát ung thư vú

Bs Nguyễn Lê Vũ - Khoa Sản

Ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai hiện nay đối với phụ nữ (sau ung thư phổi), nhưng là chứng bệnh chung mà phụ nữ thường hay mắc phải. Tuy nhiên gần đây, tại một số nước tỉ lệ tử vong do ung thư vú đã giảm nhiều, điều này phản ánh tình trạng bệnh đã được chẩn đoán sớm và có nhiều tiến bộ trong điều trị.Cho đến nay, biện pháp tầm soát ung thư vú bằng nhũ ảnh vẫn được xem là xét nghiệm hình  ảnh học quan trọng nhờ khả năng phát hiện sớm ung thư vú từ 1 năm rưỡi đến 4 năm trước khi có dấu hiệu trên lâm sàng.

Phim X-quang đầu tiên chụp tuyến vú được thực hiện năm 1913 trên bệnh phẩm tuyến vú đã được phẫu thuật đoạn nhũ, cho thấy hình ảnh khối ung thư xâm lấn vào các hạch nách. Đến 1949, ghi nhận hình ảnh vôi hóa trên phim X quang. Không lâu sau đó, các tư thế chụp nhũ ảnh chuẩn mà ngày nay vẫn áp dụng đã được xác định, tuy vậy đến 1965 đơn vị chụp nhũ ảnh đầu tiên mới ra đời.

ungthvu1

 Những thay đổi tuyến vú nhìn thấy được và nghi ngờ là ung thư (K) vú

Do ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự sống còn khi được phát hiện sớm, vấn đề tầm soát ung thư vú được thực hiện một cách thường xuyên với nhiều chương trình mang tính chất quốc gia tại các nước phát triển. Tại nước ta, chương trình tầm soát ung thư vú cũng đã được đưa vào thực hiện tại các trung tâm y tế, đặc biệt các cơ sở sản khoa.

1. Các yếu tố nguy cơ của ung thư vú:

2. Vai trò của nhũ ảnh

Nhũ ảnh (Mammography) là hình ảnh X quang tuyến vú, có thể được chụp để tầm soát ung thư vú và các bất thường khác, hoặc với mục đích chẩn đoán để đánh giá một khối u vú

- Nhũ ảnh tầm soát: Nhũ ảnh tầm soát được sử dụng để phát hiện những thay đổi tuyến vú ở những phụ nữ không có dấu hiệu, hoặc không có triệu chứng lâm sàng, hoặc không có bất thường tuyến vú thấy được. Mục đích là để phát hiện ung thư trước khi có dấu hiệu lâm sàng đáng chú ý.

- Nhũ ảnh chẩn đoán: Chụp nhũ ảnh chẩn đoán được sử dụng khi có thay đổi tuyến vú đáng nghi ngờ như: một khối u vú, đau vú, bất thường da vú, dày núm vú hoặc chảy dịch ở núm vú…Nó cũng được sử dụng để đánh giá bất thường phát hiện được trên chụp nhũ ảnh tầm soát. Nhũ ảnh chẩn đoán bao gồm cả những hình chụp bổ sung.

3. Những điều  cần lưu ý trước khi chụp nhũ ảnh

- Trong chụp nhũ ảnh chẩn đoán, có thể chụp nhũ ảnh vào thời điểm bất kỳ trong chu kỳ kinh nguyệt.

- Khi chụp nhũ ảnh tầm soát, nên chụp nhũ ảnh vào thời điểm một tuần sau khi hết kinh, vì lúc này nồng độ estrogen trong máu giảm xuống, tuyến vú bớt giữ nước và bớt căng.

- Nếu  đã phẫu thuật nâng ngực hoặc đặt túi ngực thì  hãy báo cho bác sĩ biết để có chỉ định chụp hợp lý.

- Không nên sử dụng nước hoa, kem hoặc phấn vào vùng ngực và nách trước khi chụp nhũ ảnh vì điều này có thể gây những hình ảnh giả trên phim hoặc che lấp những tổn thương.

4. Lợi ích và những hạn chế của nhũ ảnh

Lợi ích:

Hạn chế: 

5. Phân loại mật độ mô tuyến vú theo BI- RADS:

 ungthvu2

 Hình nhũ ảnh minh họa phân loại mật độ mô tuyến vú theo BI- RADS (Breast Imaging Reporting and Data System - BI-RADS)

6. Nhũ ảnh tầm soát ung thư vú:

- Tại nhiều quốc gia, trong những năm gần đây tỉ lệ tử vong do ung thư vú đã giảm đáng kể nhờ chương trình tầm soát phát hiện sớm ung thư vú và nhờ những tiến bộ  trong điều trị.

- Khuyến cáo chụp nhũ ảnh đối với phụ nữ thuộc nhóm nguy cơ cao, bao gồm phụ nữ có người thân (cùng hoặc sát thế hệ) bị ung thư vú, nhất là nếu người ấy bị ung thu vú trong thời kỳ mãn kinh, ở hai vú hoặc đa ổ, nên bắt đầu tầm soát bằng XQ vú ngay từ tuổi 30. Ở phụ nữ có mẹ bị ung thư vú trước tuổi 40, người này phải được tầm soát bằng XQ vú ở tuổi nhỏ hơn mẹ 10 năm.

- Nhũ ảnh có khả năng phát hiện ung thư vú ở giai đoạn 1 và 2. Tùy theo mức độ xâm lấn của u và tình trạng hạch nách, tỉ lệ sống 12 năm ở phụ nữ có ung thư vú nhỏ hơn 1 cm là 95%. Vì thế mục tiêu khác của nhũ ảnh tầm soát là phát hiện ung thư vú nhỏ hơn 1 cm.

* Khuyến cáo chương trình chụp nhũ ảnh tầm soát ung thư vú của hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG, 2011): phụ nữ chụp nhũ ảnh mỗi năm từ 40 tuổi (trước đây khuyến cáo phụ nữ từ 40-50 tuổi chụp nhũ ảnh mỗi 1 hoặc 2 năm, từ 50-70 tuổi chụp nhũ ảnh mỗi 1 năm) (CDC, 2008).

- Hellquist và cộng sự (2011) công bố trên tạp chí Cancer kết quả nghiên cứu tầm soát ung thư vú ở phụ nữ từ 40-49 tuổi tại Thụy Điển kéo dài 16 năm cho kết quả tỉ lệ tử vong do ung thư vú giảm 29%, phụ nữ 45-49 tuổi giảm nguy cơ nhiều hơn phụ nữ 40-44 tuổi.

- US Preventive Services Task Force: (USPSTF) không thống nhất sàng lọc thường quy cho phụ nữ dưới 50 tuổi vì nguy cơ dương tính giả và âm tính giả. Dương tính giả kéo theo phải thực hiện các xét nghiệm để xác định bệnh, vừa tốn kém vừa gây lo lắng cho người phụ nữ. Để khắc phục âm tính giả, nhũ ảnh kỹ thuật số được ưa chuộng hơn. Tuổi lớn tối đa cần được tầm soát vẫn chưa được xác định, khoảng 73-75 tuổi.

- Nghiên cứu của Autier, Boniol, Gavin, Vatten, 2011 so sánh tỉ lệ tử vong do ung thư vú ở các nước lân cận nhau, có cùng trình độ kinh tế xã hội và khả năng điều trị bênh này nhưng khác nhau về tuổi và khoảng cách lần chụp cho kết quả:

- Cochrane công bố một tổng quan hệ thống (Gotzche, Nielsen, 2011) sau 10 năm thực hiện:

Kết quả cho thấy cứ 2000 phụ nữ được tầm soát trong 10 năm có được một phụ nữ kéo dài được cuộc sống, 10 phụ nữ bị điều trị quá mức, 200 người  lo lắng vì kết quả dương tính giả của nhũ ảnh.

Tầm soát ung thư vú bằng nhũ ảnh được xem là phương pháp tốt nhằm phát hiện sớm, nhờ đó giảm được tỉ lệ tử vong do ung thư vú gây ra. Tuy nhiên hiệu quả của chương trình tầm soát phải cân bằng giữa nguy cơ và giá thành. Đối với phụ nữ có nguy cơ cao ung thư vú, tầm soát hàng năm bằng nhũ ảnh là hợp lý, nhưng để tầm soát trong cộng đồng thì chiến lược tầm soát phụ thuộc vào nguy cơ của người tầm soát, khả năng của nền y tế, quyết định của người được tầm soát và phải luôn luôn cân nhắc hiệu quả của tầm soát trước khi tiến hành tầm soát.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Phí Ích Nghị , Vô Tấn Đức, Trương Hiếu Nghĩa, Hình ảnh học tuyến vú và tầm soát ung thư vú (2002)
  2. Trần Thị Lợi, Sản phụ khoa số 3 từ bằng chứng đến thực hành
  3. ACOG (2011). Breast cancer screening. PracticeBulletin. Clinical management guidelines for obstetricians-gynecologists. Obstet Gynecol; 118:372-82.
  4. Anna Fenton, Nick Panay (2011). Breast cancer screening  - when do we start and how often it be done? Climacteric; 14:513-514
  5. Centers for Desease Control and Prevention (CDC) (2010). Vital signs: breast cancer screening among woman aged 50-74 years-United States, 2008.MMWR Morb Mortal Wkly Rep; 59:813.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 16 Tháng 8 2015 19:22