• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Nhiễm trùng lan tỏa vùng tầng sinh môn Fournier

  • PDF.

Bs CKI Dương Quốc Trung - Ngoại TH

I. Đại cương:

Nhiễm trùng lan tỏa vùng tầng sinh môn Fournier là một bệnh lý hiếm gặp nhưng rất nặng nề, đe dọa sự sống còn của người bệnh. Năm 1764, Baurienne lần đầu tiên mô tả bệnh lý không rõ căn nguyên,tiến triển nhanh làm hoại tử phần mềm chung quanh bộ phận sinh dục nam và tầng sinh môn. Năm 1988, Jean Alfred Fournier – 1 bác sĩ thú y người Pháp - mô tả chi tiết căn bệnh này, mà về sau tên ông được đặt cho bệnh lý này. Fournier là căn bệnh xảy ra đột ngột, là sự nhiễm trùng hoại tử vùng tầng sinh môn,bộ phận sinh dục hoặc quanh hậu môn. Bệnh không chỉ gặp ở nam thanh niên mà còn gặp ở nữ giới và nhiều lứa tuổi khác.

II. Bệnh nguyên:

Nguồn gốc bệnh bắt nguồn từ nhiễm trùng quanh hậu môn-trực tràng, bệnh lý đường tiết niệu và da cơ quan sinh dục ngoài.

Những bệnh ký nhiễm trùng vùng hậu môn-trực tràng bao gồm: nứt kẻ hậu môn, abcess tầng sinh môn, abcess quanh trực tràng, thủng đại trực tràng do viêm nhiễm, bệnh lý ác tính, túi thừa hay do chấn thương. Viêm ruột thừa biến chứng thậm chí có thể gây bệnh lý Fournier.

Những bệnh lý đường tiết niệu gồm có: viêm nhiễm niệu đạo, chấn thương đường tiết niệu, viêm mào tinh, đặt sonde tiểu kéo dài dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu dưới, tổn thương niệu đạo do nong, sinh thiết tiền liệt tuyến.

Những bệnh lý da và tổ chức dưới da như loét da bìu do tỳ đè, chấn thương nhiễm trùng da bìu.

Chấn thương phẫu thuật, bỏ xót dị vật vùng tầng sinh môn cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng hoại tử vùng tầng sinh môn Fournier.

Điều trị steroid hoặc tia xạ tại chỗ cũng là nguyên nhân gây Fournier

Đối với nữ giới có thể gặp là nhiễm trùng sau nạo phá thai áp xe tuyến Bartholin, áp xe môi lớn, sau thủ thuật TVT điều trị són tiểu

Ở trẻ em các nguyên nhân có thể có như cắt da bao quy đầu, thoát vị bẹn nghẹt, chấn thương, nong niệu đạo, côn trùng đốt, áp xe vùng trực tràng và tầng sinh môn.

Trước đây nguyên nhân của bệnh được cho là 1 quá trình tự phát, tuy nhiên ở những người có bệnh lý làm suy yếu hệ thống miễn dịch như đái tháo đường, nghiện rượu, xơ gan, suy giảm miễn dịch, già yếu hay trẻ nhỏ suy dinh dưỡng cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Vi khuẫn gây bệnh bao gồm cả hiếu khí và kị khí.

III. Lâm sàng:

1, Tiền sử:

Đặc biệt lưu ý tiền sử vùng hậu môn- trực tràng, sau can thiệp phẫu thuật thủ thuật và tiền sử bệnh lý toàn thân.

2, Lâm sàng:

Các dấu hiệu chung ban đầu thường là đau và sung đỏ ở vùng nhiễm trùng 1 cách đáng kể, bệnh nhân cảm thấy có tiếng “lắc rắc” ở vùng đau hoặc có thể sờ được lạo xạo dưới tay do sự hình thành khí tại vùng tổn thương.

Quá trình nhiễm trùng diễn ra rất nhanh nhanh chóng dẫn đến hoại tử, bệnh nhân dẫn đến nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng và đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

Nhiễm trùng hoại tử có thể lây lan đến da bìu, dương vật, thành bụng trước thậm chí lên đến tận xương đòn. Hoại tử mất hết da bìu, đặc biệt dương vật bị mất da toàn bộ như “lọt găng tay”

3, Cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm máu đánh giá mức độ nhiễm trùng như bạch cầu tăng cao, VSS tăng
  • Cấy máu
  • Các xét nghiệm điện giải, đánh giá chức năng thận, chức năng gan……
  • Chẩn đoán hình ảnh có thể thấy hình ảnh khí hơi dưới da vùng khung chậu hoặc xác định có dị vật, đường dò
  • Siêu âm cũng có thể giúp chẩm đoán hoặc tìm thấy các nguyên nhân như viêm tinh hoàn viêm mào tinh hoàn, đặc biệt siêu âm doppler màu

TSM1

TSM2

4, Chẩn đoán phân biệt:

  • Viêm mô tế bào
  • Thoát vị bẹn nghẹt
  • Áp xe vùng bìu và tầng sinh môn
  • Xoắn tinh hoàn, vỡ tinh hoàn
  • Tụ máu bìu…….

IV. Điều trị:

1, Hồi sức tích cực, bồi hoàn nước điện giải

Kháng sinh được dùng sớm, nhất là các loại kháng sinh có phổ rộng và mạnh, có tác dụng cả vi khuẩn gram âm và dương cũng như các vi khuẩn kị khí.

Phối hợp kháng sinh với corticoid được khuyên dùng.

2, Phẫu thuật:

Cắt lọc sạch rộng rãi lấy hết tổ chức hoại tử và lấy hết dị vật nếu có

Nếu tổn thương rộng và nặng vùng tầng sinh môn nên kết hợp làm hậu môn nhân tạo và dẫn lưu bàng quang trên xương mu.

3, Chăm sóc thay băng hằng ngày: có vai trò quan trong.

TSM3

TSM4

Tài liệu tham khảo:

  1. Smith G L, Bunker C B, Dineeen M D. Fournier’s gangrene. Br J Urol 1998. 81347–355.355. [PubMed]
  2. Fournier J ‐ A. Gangrene foudroyante de la verge. Semaine Medicale 1883. 3345–348.348.
  3. Nathan B. Fournier’s gangrene: a historical vignette. (Letter). Can J Surg 1998. 4172.

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 14 Tháng 10 2014 09:28

You are here Đào tạo Tập san Y học Nhiễm trùng lan tỏa vùng tầng sinh môn Fournier