Tăng huyết áp và thai nghén

Bs CKII Nguyễn Thị Tuyết - Khoa Nội TM

Tăng huyết áp (THA) trong thời kỳ mang thai có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho mẹ và con, và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong mẹ và con chu sinh ở các nước phát triển. Tăng huyết chiếm 6 đến 8 % ở phụ nữ mang thai. Bình thường ở phụ nữ mang thai huyết áp không thay đổi trong 3 tháng đầu, giảm nhẹ trong 3 tháng giữa và trở về trị số ban đầu hoặc tăng nhẹ trong 3 tháng cuối.

THA thai1

Phát hiện THA trong thai kỳ là một trong những khía cạnh chính của chăm sóc tiền sản, do đó đo HA chính xác là rất cần thiết. Huyết áp kế thủy ngân vẫn được khuyến cáo sử dụng để đo HA ở phụ nữ có thai. Huyết áp thường được đo ở tư thế ngồi, nhưng tư thế nằm nghiêng trái là sự thay thế thích hợp, đặc biệt trong khi sinh.

Theo WHO và trường môn phụ sản Hoa Kỳ, tăng huyết áp thai nghén được xác định khi HATT ≥140mmHg và hoặc HATTr ≥ 90 mmHg. Tăng huyết áp nặng khi HATT ≥170 và/hoặc HATTr ≥ 110 mmHg

1. Chẩn đoán và phân loại:

Tất cả các trường hợp THA ở phụ nữ có thai đều có nguy cơ tiến triển thành tiền sản giật. Vì vậy các thai phụ tăng huyết áp cần phải được theo dõi chặt chẽ. Tăng huyết áp trong thai nghén được phân loại như sau:

Bảng 1-Phân loại bệnh nhân THA có thai.

THA thai2

2. Điều trị

Điều trị không dùng thuốc: Ăn nhạt, nghỉ ngơi.

Điều trị dùng thuốc: Nhằm giảm nguy cơ về biến chứng cho mẹ và con mà không gây hậu quả xấu cho đứa trẻ trong thời gian trước mắt cũng như về lâu về dài.

Ở những phụ nữ đã bị tăng áp huyết nay mong muốn có thai, cần phải loại trừ trước khi mang thai bệnh tăng huyết áp thứ phát và phải tìm những thương tổn thực thể, cần phải tránh hút thuốc lá và uống rượu.

Trong trường hợp tăng trọng thì khuyên nên có chế độ ăn giảm calo trước khi mang thai, cũng không nhất thiết phải giảm cân nặng trong lúc mang thai.

Trong trường hợp tăng huyết áp nhẹ đến hơi nặng thì thuốc chống huyết áp cao được dùng nhằm ngăn ngừa tiến triển thành tăng áp huyết nặng, trong trường hợp tăng huyết áp nặng thì thuốc trị áp huyết cao cho phép kiểm soát được trị số huyết áp. Không có một bằng chứng nào cho thấy thuốc chống áp huyết cao làm giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong.

Những phụ nữ bị tăng huyết áp nhẹ đến hơi nặng trong lúc mang thai thì nên điều trị khi trị số huyết áp tâm thu từ 150 mmHg và tâm trương từ 95 mmHg; còn khi có thêm các yếu tố nguy cơ (ví dụ: tổn thương thực thể, protéine niệu) thì khuyến cáo cho rằng nên điều trị khi trị số tâm thu từ 140 mmHg và tâm trương từ 90 mmHg.

Những thai phụ bị tăng huyết áp nặng hoặc tiến triển đến tăng huyết áp nặng thì luôn luôn phải được điều trị sớm.

Bảng 2- Khuyến cáo về sử dụng các thuốc THA ở phụ nữ có thai

THA thai4

 

Điều trị cụ thể cho các loại THA thai sản

2.1. THA do thai nghén:  (có hoặc không có protein niệu) có thể cho thuốc khi HA >140/90 mmHg

2.2.THA mạn tính: Nguy cơ có các biến chứng tim mạch trong quá trình mang thai thường thấp

2.3. THA mạn tính biến chuyển thành tiền sản giật: tiên lượng xấu cả cho thai nhi và mẹ.

2.4. Điều trị THA ở bà mẹ cho con bú

Tài liệu tham khảo:

  1. Khuyến cáo chẩn đoán điều trị, và dự phòng THA của tổ chức y tế thế giới/ Hiệp hội THA thế giới (WHO/ISH) năm 1999 và 2003.
  2. Khuyến cáo phòng ngừa, phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết áp của Liên Ủy ban Quốc gia Hoa Kỳ lần thứ 7 (JNC 7), năm 2003
  3. Khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt nam về chẩn đoán và điều trị THA ở người lớn 2008, Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, nhà xuất bản y học, trang 235, 294
  4. Norman M. Kaplan, “ Clinical Hypertension” seventh edition, page 323-344
  5. Emploi des antihypertenseurs pendant la grossesse . Folia Pharmaco Therapeutica 32, 1-5 ; janvier 2005. 

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 24 Tháng 6 2014 07:06