• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chăm sóc và theo dõi bệnh nhân lọc máu liên tục

  • PDF.

Đơn vị lọc máu liên tục - ICU

Lọc máu liên tục mới ra đời từ 1977 nhưng đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về kỹ thuật cũng như áp dụng lâm sàng. Hiện nay, lọc máu liên tục cùng với thở máy là hai nền tảng của chuyên ngành Hồi sức – Cấp cứu và Chống độc, thở máy đã có một sự hiểu biết tương đối lâu đời và cơ bản, còn lọc máu liên tục tuy còn non trẻ nhưng đã đẩy chuyên ngành Hồi sức lên một bước tiến lớn, giải quyết được nhiều khó khăn của chuyên nghành này.

Trước đây bệnh nhân nặng vào khoa Hồi Sức Tích Cực Chống Độc bị suy thận, suy gan, rối loạn đông máu, viêm tụy cấp hoại tử, ARDS, ngộ độc cấp nặng, hậu quả sau cùng là suy đa cơ quan...có nguy cơ tử vong cao.

Nhưng nay, phương pháp lọc máu liên tục mới được áp dụng tại khoa HSTC&CĐ Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Quảng Nam nên bệnh nhân có thêm nhiều cơ hội được cứu sống.

Xác định được tầm quan trọng trong công tác chăm sóc những bệnh nhân nặng, nguy kịch nằm tại khoa, các điều dưỡng đã rất nổ lực, cố gắng học hỏi nắm vững và thành thạo kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng trong Lọc Máu Liên Tục (CRRT) nhằm hỗ trợ đắc lực cho bác sỹ phát hiện, xử lí kịp thời các biến chứng liên quan đến lọc máu liên tục.

chamsocloc4

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân lọc máu liên tục tại khoa ICU

LỌC MÁU LIÊN TỤC LÀ GÌ?

Lọc máu liên tục hay còn gọi là trị liệu thay thế thận liên tục (Continuous Renal Replacement Therapy – CRRT), là phương thức điều trị nhằm lọc ra khỏi máu các chất độc (nội sinh hoặc ngoại sinh), dịch và điện giải... một cách liên tục và chậm rãi trong 24h. Nên liệu pháp thay thế thận liên tục đóng vai trò như quả thận sinh lý.

chamsocloc1 

ƯU ĐIỂM:

- Lấy bỏ dịch, các chất hòa tan chậm, từ từ, liên tục.

- Phù hợp với sinh lý, gần giống với thận tự nhiên.

- Ngăn ngừa tổn thương thận thêm vào và thúc đẩy hồi phục thận.

- Rất tốt cho BN nằm tại ICU:

  • Huyết động không ổn định.
  • Suy tim nặng.
  • An toàn cho BN tổn thương não (tăng áp lực nội sọ…).
  • Kiểm soát thể tích một cách chính xác.
  • Kiểm soát nhanh toan chuyển hóa.
  • Hiệu quả kiểm soát ure huyết cao, giảm Phosphat và tăng kali máu.

- Hỗ trợ cho liệu pháp dinh dưỡng liên tục.

- Hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn huyết.

NHƯỢC ĐIỂM:

  • Chi phí cao.
  • Nguy cơ biến chứng nhiễm khuẩn catheter và nhiễm khuẩn huyết.
  • Dùng chống đông kéo dài.
  • Phải chăm sóc và theo dõi sát 24/24 giờ.

VAI TRÒ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRONG LỌC MÁU LIÊN TỤC:

1. Chuẩn bị bệnh nhân:

- Giải thích tình trạng bệnh, lợi ích và biến chứng cho bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân.

- Vệ sinh bệnh nhân, nhất là vùng bẹn.

- Đặt thông tiểu làm trống bàng quang và theo dõi nước tiểu.

- Chuẩn bị dụng cụ và phụ bác sỹ thiết lập đường tĩnh mạch trung tâm (thường lựa chọn tĩnh mạch đùi). Chọn đặt catheter 2 nòng 12F bằng PP seldinger.

 chamsocloc2

2. Thực hiện các xét nghiêm theo Y lệnh:

- Chức năng đông máu toàn bộ, HCT, đường máu, khí máu 6 giờ/lần.

- Chức năng thận, chức năng gan 6 giờ/lần.

- Các xét nghiệm cần thiết khác.

3. Chuẩn bị máy lọc máu:

- Máy lọc máu liên tục.

- Dây trọn bộ.

- Qủa lọc M100.

- Chuẩn bị dịch lọc Hemosol đúng qui cách, thuốc theo chỉ định trong quá trình lọc (kaliclorua 10%...).

- Phụ bác sỹ lắp đặt dây và màng lọc vào máy theo qui trình hướng dẫn.

4. Chăm sóc và theo dõi trước và trong khi lọc máu:

- Kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp thở, Spo2 trước khi máy hoạt động.

- Kiểm tra tri giác,M, HA, hô hấp, nhiệt độ, Sp02 và xuất nhập 1h/ lần trong 24h.

- Thay túi dịch thay thế khi hết đúng kỹ thuật.

- Theo dõi báo động máy LM để phát hiện sự cố:

    + Báo động áp lực.

    + Hệ thống lọc và bẫy khí.

    + Dd fraxiparin.

5. Các biến chứng có thể xảy ra trong quá rình lọc máu:

a. Về kỹ thuật:

- Tuột, tắc, xoắn vặn catheter.

- Tuột, tắc, xoắn dây dẫn.

- Tắc màng và hệ thống lọc, vỡ màng, thiếu dòng, lỗi cân bằng dịch, lọc không hiệu quả.

b. Về lâm sàng:

- Hematome, xuất huyết, thuyên tắc huyết khối, nhiễm khuẩn huyết và tại chỗ.

- Hạ thân nhiệt, hạ kali máu, mất chất dinh dưỡng, tụt huyết áp, loạn nhịp tim, rối loạn đông máu, hạ đường huyết.

6. Kết thúc lọc máu:

- Ghi nhận M, NĐ, NT, HA, tri giác, nước tiểu lúc kết thúc trả máu về.

- Thực hiện các xét nghiệm cần thiết theo y lệnh.

- Giữ thông catheter bằng Heparine, thay băng.

- Ghi hồ sơ và bàn giao ca sau.

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 03 Tháng 4 2016 06:34

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV Chăm sóc và theo dõi bệnh nhân lọc máu liên tục