• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo ngành y tế

TIỀN SẢN GIẬT: Triệu chứng, nguy cơ, biến chứng và phòng ngừa

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh - 

Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ được đặc trưng bởi huyết áp cao và có dấu hiệu tổn thương hệ thống cơ quan khác, thường là gan và thận. Tiền sản giật thường bắt đầu sau 20 tuần mang thai ở những phụ nữ có huyết áp bình thường. Nếu không được điều trị, tiền sản giật có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng - thậm chí gây tử vong cho mẹ và thai. 

1. Triệu chứng

Tiền sản giật đôi khi phát triển mà không có bất kỳ triệu chứng. Huyết áp cao có thể phát triển chậm, hoặc nó có thể khởi phát đột ngột. Theo dõi huyết áp của mẹ là một phần quan trọng của chăm sóc trước sinh vì dấu hiệu tiền sản giật đầu tiên thường là tăng huyết áp. Huyết áp ≥ 140/90 mm Hg được ghi nhận trong hai lần, cách nhau ít nhất bốn giờ được xem là cao huyết áp.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác của tiền sản giật có thể bao gồm:

  • Protein niệu.
  • Nhức đầu dữ dội.
  • Thay đổi về thị lực, bao gồm mất thị lực tạm thời, mờ mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng.
  • Đau bụng trên, thường là hạ sườn phải.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Lượng nước tiểu giảm.
  • Giảm tiểu cầu trong máu.
  • Giảm chức năng gan .
  • Khó thở, có dịch trong phổi,

Tăng cân đột ngột và phù đặc biệt là ở mặt và tay có thể xảy ra với tiền sản giật nhưng cũng có thể xảy ra ở nhiều trường hợp mang thai bình thường, vì vậy dấu hiệu này không đáng tin cậy.

tiensangiatt

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 23 Tháng 6 2020 22:24

Khuyến cáo của Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam về can thiệp mạch vành trong đại dịch COVID-19

  • PDF.

Khoa Nội Tim Mạch

khuyencaocovid

Xem tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 01 Tháng 4 2020 20:14

Quyết định 1259/QĐ-BYT 2020 danh mục phương tiện phòng hộ cá nhân tại khu vực cách ly

  • PDF.

qd 1259 byt

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 22 Tháng 3 2020 10:12

Quyết định 1246/QĐ-BYT 2020 Hướng dẫn tạm thời cách ly y tế tập trung tại khách sạn

  • PDF.

qd1246

Xem tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 22 Tháng 3 2020 10:11

Quy trình xử trí bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác định COVID-19 tại phòng mổ

  • PDF.

Hội Gây mê- Hôì sức Việt Nam

Cập nhật 18-3-2020.

 KHOA GM-HS

Tóm tắt cơ chế lây nhiễm của COVID-19: Lưu ý tỷ lệ ở lây nhiễm từ các phần cơ thể

Gây dịch COVID-19 là virus SARS-CoV2, thuộc họ Corona Virus. COVID-19 lây lan nhanh từ người sang người, hệ số lây nhiễm khoảng 2-3, tỷ lệ tử vong hiện nay dao động tùy quốc gia từ 2-3% ca nhiễm. Hiểu biết về SARS-CoV2 hiện nay còn hạn chế. Hiện chưa có vaccine phòng và thuốc chữa. COVID-19 lây chủ yếu qua các giọt dịch tiết đường hô hấp của người mang bệnh sang người lành. Virus cần vật chủ để nhân lên, thâm nhập vào vât chủ qua đường niêm mạc (kết mạc, mũi, miệng). Do đó cách lây nhiễm qua 3 cơ chế chính:

  1. Các giọt dịch tiết lớn mang virus bắn trực tiếp vào niêm mạc mũi, miệng, kết mạc.
  2. Tay dính các giọt dịch tiết mang virus (tay tiếp xúc trực tiếp hoặc vô tình với bề mặt có dính dịch tiết) rồi vô tình tiếp xúc với niêm mạc mũi, miệng, kết mạc.
  3. Hít phải các giọt dịch tiết nhỏ mang virus lơ lửng trong không khí trước chúng khi lắng xuống các bề mặt

QUITRINHCOVID

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 22 Tháng 3 2020 10:36

You are here Đào tạo Đào tạo ngành y tế