• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo ngành y tế

Hội chứng Priapism (Cương cứng kéo dài)

  • PDF.

Khoa Ngoại lồng ngực tiết niệu

1. ĐẠI CƯƠNG:

Priapism là một tình trạng cương cứng dương vật không tự chủ, kéo dài, không liên quan đến kích thích tình dục và không được giải phóng bằng cách xuất tinh. Tình trạng này là một trường hợp cấp cứu về mặt tiết niệu và cần can thiệp sớm cho để phục hồi chức năng tốt nhất.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 26 Tháng 9 2018 08:39

Dinh dưỡng ở bệnh nhân xơ gan

  • PDF.

                                                                                                                                                                                                                              CN Nguyễn Thị Nhuận - Khoa Nội Tiêu hóa                  

Gan được xem như “nhà máy” để chế biến và tổng hợp, dự trữ các chất dinh dưỡng và thải độc, để duy trì mọi hoạt động sống của cơ thể. Chính vì vậy, một khi gan bị xơ, suy gan sẽ dẫn đến hiện tượng ăn không tiêu, cảm giác mau no, ăn không ngon miệng hoặc có cảm giác buồn nôn... và người bệnh bị suy dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân xơ gan lên đến 65 -100% trong xơ gan do mọi nguyên nhân(2). Suy dinh dưỡng có thể tạo điều kiện cho tổn thương gan tiến triển nặng thêm. Nhất là xơ gan do rượu, nếu thiếu protein và các loại vi tamin có tác dụng chống oxy hóa như A, E có thể làm tăng độc tính của rượu bằng cách làm giảm các acid amin và các enzym ở gan.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 24 Tháng 9 2018 13:34

Phác đồ mới sử dụng hs-Troponin T loại trừ nhanh nhồi máu cơ tim không ST chênh lên

  • PDF.

Bs CK2 Trần Lâm - Nội Tim mạch

So với troponin thông thường, những xét nghiệm troponin độ nhạy cao (high sensitivity troponin, hs-troponin) cho phép phát hiện một cách đáng tin cậy ngưỡng troponin được phóng thích thấp hơn trong tuần hoàn, nên có giá trị tiên đoán âm cao hơn và giảm được “khoảng mù troponin”, góp phần phát hiện sớm hơn hội chứng mạch vành cấp (ACS). Vì thế, xét nghiệm hs-Troponin hiện tại được khuyến cáo hơn là xét nghiệm troponin thông thường.

phacdomoi

Xem toàn văn tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 12 Tháng 9 2018 08:58

Can thiệp mạch vành qua da cho bệnh nhân rất cao tuổi (≥ 80 tuổi) bị nhồi máu cơ tim ST chênh lên

  • PDF.

Bs CK2 Trần Lâm

Giới thiệu

Hiện nay, can thiệp mạch vành qua da tiên phát (PPCI) là điều trị chọn lựa cho bệnh nhân (BN) bị nhồi máu cơ tim ST chênh lên (STEMI). Với sự cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe, tuổi thọ của BN rất cao tuổi (≥ 80 tuổi) ngày càng tăng. Dự đoán tới năm 2050, tỷ lệ nhóm người ≥80 tuổi sẽ tăng gấp 5 lần hiện nay. Ở Mỹ, 83.0% nam giới và 87.1% nữ giới ≥ 80 tuổi bị bệnh tim mạch, và khoảng 66% tử vong tim mạch xảy ra ở nhóm tuổi ≥ 75.

Mặc dầu quần thể ≥80 tuổi bị STEMI là nhóm BN có nguy cơ rất cao nhưng họ lại ít xuất hiện trong các thử nghiệm lâm sàng, và tuổi cao được xem là một yếu tố nguy cơ (YTNC) độc lập của bệnh tật và tử vong sớm liên quan với can thiệp mạch vành qua da (PCI) do STEMI. Kết cục xấu hơn không chỉ do bởi tổn thương mạch vành lan tỏa mà còn bởi các bệnh kèm phức tạp hơn. Hơn nữa, so với nhóm người trẻ hơn, BN ≥80 tuổi hay bị biến chứng sau thủ thuật tái thông mạch hơn. Do vậy, vấn đề PCI cho BN ≥80 tuổi bị STEMI ngày càng thu hút sự quan tâm.

Tổn thương động mạch vành ở BN ≥80 tuổi

Theo 1 phân tích ở Anh quốc [1,26], có sự gia tăng đáng kể tính phức tạp của tổn thương mạch vành ở BN ≥80 tuổi. So với BN < 80 tuổi, BN ≥80 tuổi có tỷ lệ tổn thương phức tạp cao hơn (tổn thương canci hóa, tổn thương xoắn vặn, tổn thương lỗ, tắc hoàn toàn mạn tính (CTO), huyết khối, tổn thương nhiều nhánh, hẹp thân chung...). Tuy nhiên, ngày càng có nhiều BN ≥80 tuổi được PCI các tổn thương phức tạp, kể cả thân chung.

lam1

(Bệnh nhân được PCI những năm 2000-2002 (Group A), 2003–2005 (Group B) và 2006–2008 (Group C)

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 18 Tháng 3 2018 16:02

Thông tư 51/2017 của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ

  • PDF.

Trần Thị Kim San- Khoa Dược

Ngày 29 tháng 12 năm 2017 Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 51/2017/TT-BYT về hướng dẫn, phòng và xử trí phản vệ có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2018. Thông tư số 08/1999/TT-BYT ngày 04 tháng 05 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn phòng và cấp cứu sốc phản vệ hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

socpv

Ban hành kèm theo thông tư 51/2017/TT-BYT gồm 10 phụ lục hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ:

Phụ lục I: Hướng dẫn chẩn đoán phản vệ

Phụ lục II: Hướng dẫn chẩn đoán mức độ phản vệ

Phụ lục III: Hướng dẫn xử trí cấp cứu sốc phản vệ

Phụ lục IV: Hướng dẫn xử trí phản vệ trong một số trường hợp đặc biệt

Phụ lục V: Hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị y tế

Phụ lục VI: Hướng dẫn khai thác tiền sử dị ứng

Phụ lục VII: Mẫu thẻ theo dõi dị ứng

Phụ lục VIII:  Hướng dẫn chỉ định làm test da

Phụ lục IX: Quy trình kỹ thuật test da

 Phụ lục X: Sơ đồ chẩn đoán và xử trí phản vệ

Thông tư 51/2017/TT-BYT nhấn mạnh Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu cứu sống người bệnh bị phản vệ, phải được tiêm bắp ngay khi chẩn đoán phản vệ từ độ II trở lên kèm theo phát đồ sử dụng adrenalin và dịch truyền; Bảng tham khảo cách pha loãng adrenalin với dung dịch NaCl 0,9% và tốc độ truyền tĩnh mạch chậm (phụ lục III).

Một số trường hợp đặc biệt cần phải xử trí theo hướng dẫn tại phụ lục IV

Hướng dẫn nguyên tắc dự phòng phản ứng và thử phản ứng trên người bệnh trước khi sử dụng thuốc hoặc dị nguyên trên người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc dị nguyên có liên quan và nếu người bệnh có tiền sử phản ứng với nhiều dị nguyên khác nhau.

Sơ đồ chi tiết về chẩn đoán và xử trí phản vệ và Sơ đồ xử trí cấp cứu ban đầu phản vệ được in trên khổ giấy A1 hoặc A2 treo tại các vị trí thích hợp  các nơi sở dụng thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Tất cả các phản vệ báo cáo về trung tâm DI&ADR Quốc gia hoặc Trung tâm DI&ADR Khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn: Cảnh giác dược,org.vn

Toàn bộ nội dung thông tư 51 xem tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 11 Tháng 2 2018 06:57

You are here Đào tạo Đào tạo ngành y tế