Khảo sát tương quan giữa chỉ số HOMA và HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường thể 2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam

Ths Bs Trần Thị Vân Anh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường thể 2 (ĐTĐ thể 2) là hậu quả của sự suy giảm chức năng tế bào β tuyến tụy và tình trạng kháng insulin hoặc kết hợp cả hai.

Việc đánh giá đúng tình trạng kháng insulin góp phần quan trọng trong điều trị hiệu quả cho bệnh nhân ĐTĐ thể 2. Cho đến nay, kỹ thuật kẹp do De Fronzo lần đầu tiên thực hiện năm 1979, vẫn là tiêu chuẩn vàng để đánh giá tình trạng đề kháng insulin. Nhưng đây là một kỹ thuật xâm nhập, phức tạp nên rất khó được áp dụng rộng rãi. Trong thực tế, chúng ta thường dùng các chỉ số HOMA-IR, QUIKY và tỷ số I/G để đánh gía tình trạng kháng insulin của bệnh nhân ĐTĐ.

homa1

Nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng kháng insulin qua chỉ số HOMA-IR, QUIKY, có mối tương quan mật thiết với chỉ số BMI, WRH, bilan lipid, mức độ tăng huyết áp. Chỉ số HbA1c được xem là thông số để theo dõi hiệu quả điều trị. Từ năm 2010, WHO và ADA đều cho phép sử dụng HbA1c vào tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ. HbA1c là một tiêu chuẩn chính thức giúp cho việc chẩn đoán thuận tiện và chính xác hơn, đặc biệt là xét nghiệm HbA1c có thể lấy máu bất cứ thời điểm nào, nên rất thuận tiện cho tầm soát cộng đồng. Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm 2 mục tiêu:

1. Xác định chỉ số HOMA của bệnh nhân ĐTĐ thể 2 đang được điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Quảng Nam
2. Khảo sát mối tương quan giữa chỉ số HOMA và HbA1c
.
Mời các bạn xem tiếp tại đây

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 09 Tháng 6 2013 08:27